Các công ty Trung Quốc suy giảm mạnh lợi nhuận do tác động vụ Evergrande vỡ nợ

Ngày càng có nhiều công ty xây dựng và trang trí của Trung Quốc phải đưa ra cảnh báo về lợi nhuận giảm mạnh khi nợ xấu tại China Evergrande Group và các nhà phát triển bất động sản khác làm suy yếu tình hình tài chính của họ.

Dự kiến sẽ có thêm nhiều thông tin tiết lộ như vậy trong mùa báo cáo tài chính sắp tới, gây áp lực buộc chính quyền Trung Quốc phải làm nhiều hơn nữa để hạn chế tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính của các nhà phát triển bất động sản và ngăn chặn tình trạng mất việc làm.

Ảnh chụp từ trên không về 39 tòa nhà do Tập đoàn China Evergrande phát triển mà chính quyền đã ban hành lệnh phá dỡ trên Đảo Hoa Dương nhân tạo ở Đan Châu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Guangzhou Holike Creative Home Co, một nhà sản xuất đồ nội thất, trở thành công ty mới nhất tiết lộ khoản lỗ liên quan đến Evergrande, công ty đã gánh khoản nợ hơn 300 tỷ USD, bao gồm 200 tỷ NDT (31,44 tỷ USD) nợ các nhà cung cấp thông qua thương phiếu .

Holike cho biết trong một hồ sơ trao đổi hôm thứ Tư rằng họ dự kiến lợi nhuận ròng năm 2021 sẽ giảm tới 60% so với một năm trước đó, bị ảnh hưởng bởi các khoản phải thu cho Evergrande khó có thể thu được.

Ngoài ra, sự suy thoái của thị trường bất động sản Trung Quốc đã làm giảm giá trị của một công ty mà họ mua lại vào năm 2020, dẫn đến thua lỗ, Holike cho biết thêm rằng họ đã cắt đứt hoạt động kinh doanh với Evergrande và đang yêu cầu các khoản bồi thường.

Beijing Jiayu Door, Window and Curtain Wall Co cũng đánh dấu rủi ro trong tuần này, cho biết công ty đã lỗ tới 1,4 tỷ nhân dân tệ vào năm ngoái, do các khoản phải thu không thu hồi được từ Evergrande có khả năng tăng cao.

Đầu tháng này, Công ty Quảng Đông Pak Corp (300625.SZ), một nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng, cho biết họ dự báo thu nhập năm 2021 sẽ giảm 85% -90%, dọ sự tăng vọt của khoản lỗ do suy giảm liên quan đến Evergrande. Và Shenzhen Wenke Landscape Co (002775.SZ) cho biết họ đã rơi vào cảnh báo đỏ do các vụ vỡ nợ của Evergrande.

Hầu hết các công ty niêm yết của Trung Quốc sẽ bắt đầu báo cáo kết quả kinh doanh vào tháng tới, với nhiều thông tin được tiết lộ của hàng chục các nhà cung cấp Trung Quốc liên quan tới các khoản nợ xấu của nhà phát triển như Evergrande. Một số đã buộc phải trích lập dự phòng.

Và bất chấp một số biện pháp nới lỏng được thực hiện bởi chính phủ để giảm bớt căng thẳng thanh khoản của các nhà phát triển và hỗ trợ nền kinh tế đang hạ nhiệt, dữ liệu gần đây cho thấy vấn đề này sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Các đơn vị của Shimao Group Holdings, Kaisa Group Holdings và Greenland Group đã được nêu tên và gây “xấu hổ” trong tháng này vì nằm trong danh sách các công ty Trung Quốc “liên tục quá hạn” trong các khoản thanh toán thương phiếu.

Và tổng số các công ty vi phạm như vậy đã tăng 26% trong tháng 12 so với tháng trước, theo Sở giao dịch thương mại Thượng Hải.

Evergrande, nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất thế giới, đang tìm cách tái cơ cấu nợ khi họ phải xuay xở để trả cho các chủ nợ, nhà cung cấp và nhà đầu tư trong các sản phẩm quản lý tài sản.

Shanghai Trendzone Holdings Group một công ty trang trí nhà ở, cho biết gần đây họ đã đệ đơn 333 vụ kiện chống lại Evergrande và các công ty con của tập đoàn, với tác động đến thu nhập là không rõ ràng trước các phán quyết pháp lý.

Huy Hoàng (Theo Reuters)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/cac-cong-ty-trung-quoc-suy-giam-manh-loi-nhuan-do-tac-dong-vu-evergrande-vo-no-post179780.html