Góc nhìn du lịch hạng sang với dấu ấn nữ du khách Trung Quốc

Thị trường du lịch hạng sang toàn cầu trị giá khoảng 1,5 nghìn tỉ USD đang tiếp tục tăng tốc và đa dạng hóa. Du lịch hạng sang được dự báo gia tăng năm 2024, với sự góp phần thúc đẩy của phân khúc nữ du khách Trung Quốc.

Nếu như du lịch cũng là một hình thức tiêu dùng xa xỉ của nhiều nữ du khách Trung Quốc trước đây, thì nay họ đang thể hiện sự độc lập với quyết tâm ghi dấu ấn về du lịch hạng sang. Ảnh: prnewswire

Nếu như du lịch cũng là một hình thức tiêu dùng xa xỉ của nhiều nữ du khách Trung Quốc trước đây, thì nay họ đang thể hiện sự độc lập với quyết tâm ghi dấu ấn về du lịch hạng sang. Ảnh: prnewswire

Dấu ấn nữ du khách Trung Quốc trong phân khúc du lịch hạng sang

Theo xác định của Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO, Trung Quốc đã lấy lại vị thế là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho du lịch quốc tế trong năm 2023 với mức chi hơn 195 tỉ USD - cao hơn 23% so với Mỹ ở vị trí thứ 2.

Với phái nữ chiếm 60% số du khách Trung Quốc năm 2023, những phụ nữ có thu nhập và khả năng chi tiêu cao (thuộc phân khúc du khách giàu có) được dự báo tiếp tục tác động sâu sắc đến lĩnh vực du lịch hạng sang (luxury tourism) năm 2024.

Báo chí ngày 3/7 cũng dẫn nguồn từ báo cáo mới nhất, do hãng tiếp thị toàn cầu của Mỹ Finn Partners kết hợp với ILTM Asia - Pacific (Triển lãm du lịch hạng sang châu Á - Thái Bình Dương) thực hiện cho thấy: Sự thay đổi hướng tới những trải nghiệm độc đáo và các điểm đến du lịch thích hợp (niche tourism) của các phụ nữ Trung Quốc giàu có, đang góp phần định hình tương lai lĩnh vực du lịch hạng sang.

Maldives (xếp thứ nhất), Singapore (thứ 3), Australia (thứ 8) và Pháp (thứ 2) trong Top 10 điểm đến du lịch quốc tế năm 2024 thu hút các du khách Trung Quốc giàu có (theo Viện nghiên cứu Hurun). Ảnh: China Daily

Maldives (xếp thứ nhất), Singapore (thứ 3), Australia (thứ 8) và Pháp (thứ 2) trong Top 10 điểm đến du lịch quốc tế năm 2024 thu hút các du khách Trung Quốc giàu có (theo Viện nghiên cứu Hurun). Ảnh: China Daily

Phân khúc nữ du khách Trung Quốc giàu có đang tìm kiếm những trải nghiệm du lịch ý nghĩa hơn. Họ coi du lịch là cơ hội thử thách bản thân, cơ hội làm giàu hoặc học hỏi thêm các kỹ năng mới. Ảnh: 2luxury2

Phân khúc nữ du khách Trung Quốc giàu có đang tìm kiếm những trải nghiệm du lịch ý nghĩa hơn. Họ coi du lịch là cơ hội thử thách bản thân, cơ hội làm giàu hoặc học hỏi thêm các kỹ năng mới. Ảnh: 2luxury2

Báo cáo này dựa trên nghiên cứu từ kết quả khảo sát với 800 nữ du khách Trung Quốc giàu có từ 25 tuổi trở lên, ở 12 thành phố lớn của Trung Quốc.

Được củng cố bởi sự độc lập về tài chính và nhu cầu phiêu lưu gia tăng mạnh mẽ thời hậu COVID-19, các nữ du khách Trung Quốc giàu có thường sẵn sàng đưa ra những lựa chọn du lịch mang tính cá nhân và thể hiện bản thân nhiều hơn. Sự thay đổi này phản ánh ảnh hưởng ngày càng tăng của họ trong việc định hình kế hoạch và trải nghiệm du lịch.

Theo báo cáo của Finn Partners, 54% phụ nữ Trung Quốc giàu có muốn gia tăng du lịch giải trí trong 3 năm tới. Trong khi hơn 60% có ý định chi tiêu nhiều hơn cho du lịch, bao gồm cả cho khách sạn và tiện nghi ăn ở.

Để mở rộng tầm nhìn du lịch, phân khúc nữ du khách Trung Quốc giàu có ngày càng quan tâm hơn đến các hành trình mạo hiểm xa nhà, thể hiện qua sự gia tăng tìm kiếm của họ trong năm 2024 tới các điểm đến như: Australia và New Zealand (tăng 35%); châu Âu (tăng 30%); Hàn Quốc và Nhật Bản (tăng 22%); Bắc Mỹ (tăng 14%).

Fukuoka với dấu ấn lịch sử và văn hóa độc đáo, là một trong những điểm đến được nhiều nữ du khách Trung Quốc giàu có tìm kiếm để du lịch Nhật Bản. Ảnh: Agoda

Fukuoka với dấu ấn lịch sử và văn hóa độc đáo, là một trong những điểm đến được nhiều nữ du khách Trung Quốc giàu có tìm kiếm để du lịch Nhật Bản. Ảnh: Agoda

Hàn Quốc (cùng với Nhật Bản) là điểm đến cuốn hút các nữ du khách Trung Quốc giàu có, với tỉ lệ tìm kiếm năm 2024 tăng 22%. Ảnh: altselection

Hàn Quốc (cùng với Nhật Bản) là điểm đến cuốn hút các nữ du khách Trung Quốc giàu có, với tỉ lệ tìm kiếm năm 2024 tăng 22%. Ảnh: altselection

Nghiên cứu của Finn Partners cũng cho thấy: Các điểm đến du lịch thích hợp (niche tourism) còn được gọi là "du lịch đặc sản", thường tập trung vào một chủ đề cụ thể như nghệ thuật, thể thao, ẩm thực… đang hấp dẫn hơn. Với 89% nữ du khách Trung Quốc giàu có cho biết bị thu hút bởi vẻ đẹp tự nhiên, trong khi 66% nói họ thích những trải nghiệm địa phương độc đáo.

Hàn Quốc "nói không" với các "tour du lịch bán phá giá"

Đặc biệt khi du lịch đa thế hệ vẫn là yếu tố chính trong lĩnh vực du lịch ra nước ngoài (outbound) của Trung Quốc, thì xu hướng du lịch một mình (solo travel) ngày càng trở nên phổ biến với các nữ du khách Trung Quốc giàu có. 72% trong số họ cho biết dự định duy trì hoặc gia tăng các chuyến du lịch một mình trong tương lai.

"Nghiên cứu của Finn Partners cung cấp những hiểu biết có giá trị về sở thích ngày càng tăng của phân khúc nữ du khách giàu có Trung Quốc. Việc họ chuyển hướng sang các trải nghiệm độc đáo và những điểm đến du lịch thích hợp mang lại cả cơ hội và thách thức cho lĩnh vực du lịch hạng sang" - tạp chí du lịch thương mại Travelweekly-asia của Singapore ngày 3/7 dẫn lời Jenny Lo, đối tác quản lý FINN Partners tại Trung Quốc chia sẻ.

Xu hướng du lịch một mình (solo travel) ngày càng phổ biến với các nữ du khách Trung Quốc giàu có. Ảnh: bllnr.asia

Xu hướng du lịch một mình (solo travel) ngày càng phổ biến với các nữ du khách Trung Quốc giàu có. Ảnh: bllnr.asia

Trái ngược với du lịch thích hợp (niche tourism), du lịch đại chúng (mass tourism) là hình thức du lịch đại chúng, thu hút số lượng lớn du khách tới tham quan một điểm đến cùng lúc. Du lịch đại chúng có nhiều tác động tích cực, nhưng cũng có những ảnh hưởng tiêu cực, nhất là khi bị "biến tướng".

Mới đây báo Korea Times đưa tin: Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hàn Quốc thông báo sửa đổi các quy định (có hiệu lực từ 1/7), nhằm "nói không" với cái gọi là các "tour du lịch bán phá giá" ("dumping tours" - còn gọi là "tour du lịch miễn phí"). Cụ thể Bộ sẽ có biện pháp xử lý các "tour du lịch miễn phí", cũng như những người ép buộc các đoàn du khách mua sắm và không trả chi phí hợp pháp cho hướng dẫn viên du lịch.

Một đoàn du khách Trung Quốc rời cảng Gangjeong trên đảo Jeju, Hàn Quốc, chuẩn bị tham quan thành phố ngày 26/6. Ảnh: Yonhap

Một đoàn du khách Trung Quốc rời cảng Gangjeong trên đảo Jeju, Hàn Quốc, chuẩn bị tham quan thành phố ngày 26/6. Ảnh: Yonhap

Nhật Bản cũng xem xét tăng thuế, phí, hạn chế du khách tham quan trong ngày tại một số điểm đến, để giải quyết tình trạng quá tải du lịch. Ảnh: altselection

Nhật Bản cũng xem xét tăng thuế, phí, hạn chế du khách tham quan trong ngày tại một số điểm đến, để giải quyết tình trạng quá tải du lịch. Ảnh: altselection

"Tour du lịch bán phá giá" là hoạt động du lịch, trong đó một số hãng du lịch thu hút du khách với mức giá thấp bất hợp lý, bằng cách bao gồm các hoạt động mua sắm không ngừng nghỉ để kiếm "hoa hồng" từ các nhà cung cấp trên đường đi.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, số du khách Trung Quốc đến Hàn Quốc đã vượt qua mức 2 triệu lượt khách Trung Quốc tới năm 2023. Con số này chiếm 30% tổng số du khách quốc tế ghé thăm Hàn Quốc cùng thời gian trên. Đặc biệt tỉ lệ du khách Trung Quốc đi theo đoàn đạt gần 12% - mức tương đương với năm 2019.

Nguồn: TTGAsia, Travelweekly-Asia, Korea Times

Thanh Nguyễn

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/goc-nhin-du-lich-hang-sang-voi-dau-an-nu-du-khach-trung-quoc-179240704222339788.htm