Các gói 'trợ thở' kinh tế: Cẩn trọng tác dụng ngược

'Có những chính sách xét về đạo lý là rất tốt, xét về nguyên tắc là chặt chẽ để tránh trục lợi, nhưng những điều kiện để hưởng chính sách này không mang lại lợi ích gì cho DN mà có tác dụng ngược'.

Đại dịch Covid-19 bùngphát trở lại vào hồi cuối tháng 7 vừa qua đã khiến cho các chuỗi sản xuất, cungứng cũng như các hoạt động du lịch, đi lại, sản xuất... bị ảnh hưởng. Theo Bộ Kếhoạch và Đầu tư (KH&ĐT), tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp,chưa biết bao giờ kinh tế thế giới mới nối lại các chuỗi sản xuất, cung ứng. Dovậy, việc nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách cho giai đoạn hiện naylà rất quan trọng nhằm giảm thiểu thiệt hại, duy trì sản xuất ở mức hợp lý nhất,tranh thủ cơ hội để nhanh chóng khắc phục, phục hồi lại nền kinh tế với thờigian ngắn và chi phí thấp. Xác định sẽ có nhiều khó khăn dồn dập, chồng chất docú bồi của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, Chính phủ đã quyết định tiếp tụcnghiên cứu để xây dựng gói “trợ thở” lần thứ hai cho nền kinh tế, sau khi nhữnggiải pháp hỗ trợ từ chiến dịch “trợ thở” lần thứ nhất chưa đem lại hiệu quả thựcsự.

Trong lần bùng phát dịchCovid-19 đầu tiên, Chính phủ đã có nhiều gói hỗ trợ nhằm “tiếp sức” cho nềnkinh tế như: gói hỗ trợ về tài khóa có quy mô 180.000 tỷ đồng với các biện phápgiãn, giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất, gói hỗ trợ tiền tệ 250.000 tỷ đồng và mộtgói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiềuchuyên gia kinh tế, quá trình triển khai các gói hỗ trợ giai đoạn vừa qua rấtchậm, làm mất tính kịp thời của chính sách và còn thiếu các chính sách hỗ trợ đủmạnh nên hiệu quả của các gói hỗ trợ vẫn chưa được như kỳ vọng. Trong đó, gói62.000 tỷ đồng hỗ trợ an sinh xã hội đến nay mới giải ngân được hơn 17.000 tỷ đồng.Gói hỗ trợ 180.000 tỷ đồng miễn, giảm, hoãn thuế cho các doanh nghiệp dù là tốtnhưng lại chỉ dành cho các doanh nghiệp vẫn có lãi, các doanh nghiệp lỗ thì cógiãn hay giảm thuế thì cũng không có ý nghĩa gì.

Theo TS Nguyễn ĐìnhCung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương, Thành viênTổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, về định hướng, các chính sách này là phù hợp,như giảm lãi vay và thuế phí, tăng thêm nguồn lực cho DN, tạo thuận lợi cho hoạtđộng đầu tư kinh doanh, tăng cầu nội địa… nhưng đây là những giải pháp manhmún, dàn trải.

Ông Cung cho rằng, trênthực tế, mức độ DN được hưởng lợi là không đáng kể. Chẳng hạn, với chính sáchgia hạn nộp thuế, chỉ DN vẫn còn doanh thu để nộp thuế mới được hưởng lợi, cònnhững DN khó khăn đến mức không có doanh thu thì chính sách gia hạn thuế hay miễnthuế cũng không có ý nghĩa… Ngoài ra, việc gia hạn thuế cũng chỉ trong 5 tháng,đến cuối năm DN vẫn phải nộp những khoản nợ này trong khi tình hình đang vẫn rấtkhó khăn…

Bên cạnh đó, có nhữngchính sách xét về đạo lý là rất tốt, xét về nguyên tắc là chặt chẽ để tránh trụclợi, nhưng những điều kiện để hưởng chính sách này không mang lại lợi ích gìcho DN mà có tác dụng ngược. Đơn cử như điều kiện hỗ trợ cho những DN có 50% sốlao động nghỉ việc, DN bị tổn hại 50% tài sản... Khi DN ở tình trạng này coinhư đã phá sản, còn việc xác định thiệt hại cũng mất nhiều thời gian và thủ tục,trong khi DN cần hỗ trợ ngay để sớm phục hồi.

Từ góc độ tiếp cận củaDN, ông Tô Hoài Nam, Tổng thư ký, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệpnhỏ và vừa Việt Nam cũng cho rằng, gói hỗ trợ kinh tế lần 1 vẫn có những chínhsách chưa như kỳ vọng như: Chính sách giãn, hoãn nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội;hỗ trợ cho DN vay trả lương với lãi suất 0% chưa phù hợp. Còn chính sách về tíndụng, Nghị quyết của Chính phủ mang tính chủ trương nhiều hơn và chủ yếu giao vềcác Bộ, ngành triển khai thực hiện, từ đó “đẻ” ra nhiều quy định hướng dẫn mới.

“Đơn cử như Thông tư 01của Ngân hàng Nhà nước quy định giao các ngân hàng hàng thương mại triển khaichính sách hỗ trợ DN. Tuy nhiên, ngân hàng là tổ chức, DN có pháp nhân độc lập,mức đánh giá tín nhiệm khác nhau, quy trình kinh doanh khác nên việc áp dụngThông tư cũng khác nhau. Vì thế, có ngân hàng thực hiện tốt chính sách, chủtrương của Chính phủ, ngược lại có ngân hàng lại không thực hiện được”, ông TôHoài Nam cho hay.

Theo TS. Nguyễn ĐìnhCung, để xây dựng gói hỗ trợ nền kinh tế lần hai, bên cạnh phải đánh giá lại việcthực hiện cũng như đề xuất kéo dài gói hỗ trợ thứ nhất, cần phải đánh giá lạikinh tế năm 2020 - là năm nguồn thu ít, chi nhiều, bội chi lớn và sẽ vượt chỉtiêu... sau đó mới tính đến chuyện nếu hỗ trợ DN thì sẽ miễn, giảm... như thếnào. Bên cạnh việc ra quyết định nhanh hơn, chú ý tới khâu thực thi chính sách,

“Lần hỗ trợ này khôngchỉ dừng lại ở hoãn, giãn các nghĩa vụ mà còn phải có miễn, giảm, và điều nàychắc chắn sẽ gây ra bội chi ngân sách lớn. Vì vậy, có hai cách, một là phảitính toán được tổng mức hỗ trợ cho nền kinh tế là bao nhiêu và từ đó cân đối đểđưa ra mức bội chi ngân sách phù hợp. Hai là, xác định tỷ lệ bội chi cho phép,từ đó, đưa ra mức hỗ trợ. Sau khi xác định được mức hỗ trợ, xác định rõ đối tượngđược hỗ trợ cụ thể là ai, mức hỗ trợ là bao nhiêu, không được hỗ trợ ào ào, càobằng. Cách thứ hai phù hợp với điều kiện của Việt Nam”. TS. Nguyễn Đình Cung nêuý kiến.

Còn theo TS. Võ TríThành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, góihỗ trợ mới ngoài quy mô lớn hơn, có diện hỗ trợ bao trùm tổng thể nhưng đồng thờicũng phải có cả những trọng tâm, lĩnh vực riêng, chẳng hạn như: hỗ trợ trực tiếpngười lao động, chính sách cho các DN lớn không phân biệt thành phần kinh tế. Đồngthời, cần phải ban hành nhanh, thực hiện quyết liệt.

“Gói hỗ trợ cần được sớmban hành, nếu không sẽ không còn ý nghĩa. Gói hỗ trợ này có tứ cần, đó là diện- điểm - tốc độ và quy mô”, TS. Võ Trí Thành nhấn mạnh.

TS. Võ Trí Thành cho rằng,“trong nguy có cơ. Hãy làm tốt nhất những gì có thể”. Ủng hộ các chính sách củaChính phủ trong nỗ lực chống dịch và thúc đẩy tăng trưởng, nhưng theo TS.Võ TríThành, trong hoạch định chính sách, điều hành chính sách và cả trong thực thithì quan trọng nhất, quyết định nhất là tinh thần thời chiến, quyết liệt, khẩntrương, là “tư duy lại, thiết kế lại và xây dựng lại” trong một thế giới đang đổithay trong một tình hình đang đầy bất định. Đặc biệt, việc sớm đưa ra gói hỗ trợkích thích kinh tế thì “chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt nhất có thể”.

Theo quan điểm của ôngNguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, để nền kinh tế duytrì ổn định và tăng trưởng cao trong giai đoạn hậu Covid-19, gói hỗ trợ thứ haicần có chính sách phù hợp, có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trongtrung và dài hạn đáp ứng 4 mục tiêu. Cụ thể là: đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội,tạo điều kiện để nền kinh tế phục hồi nhanh trong giai đoạn hậu Covid-19; hỗ trợcác hoạt động kinh tế, đặc biệt là khu vực DN nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tìnhtrạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể DN, tạo điều kiện để khu vực DN phục hồinhanh khi tác động của dịch Covid-19 suy giảm và chấm dứt; thực hiện cơ cấu lạinền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch; kích thíchtiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội.

“Khu vực DN Việt Namđóng góp trên 60% GDP của nền kinh tế với trên 756.000 DN đang hoạt động. Do đó,gói hỗ trợ lần thứ hai cần tập trung đặc biệt vào khu vực DN để thực hiện, đồngthời hỗ trợ DN duy trì sản xuất và cơ cấu lại nền kinh tế”, ông Nguyễn Bích Lâmnêu ý kiến.

Ông Lâm cho rằng, trướcmắt cần rà soát các điều kiện để DN có thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng. Thực tếtrong thời gian qua, với gói hỗ trợ trị giá 250.000 tỷ đồng, nhưng với điều kiệnhỗ trợ chưa phù hợp, phức tạp, thiếu khả thi và chưa sát thực tế với khu vực DN,nên chỉ có khoảng 20% số DN đáp ứng được yêu cầu của gói hỗ trợ này. Bên cạnhđó, cần tiếp tục gia hạn nộp thuế thu nhập DN, tiền thuê đất cho DN, đồng thời,xem xét cắt giảm giá điện cho khu vực DN, các hộ kinh doanh để giảm chi phí vàáp lực tài chính ngắn hạn cho DN và các hộ sản xuất kinh doanh.

Trao đổi với phóng viênVOV, ông Tô Hoài Nam cho rằng, hỗ trợ DN cần sự công bằng, bởi mỗi DN đều cóvai trò khác nhau đối với nền kinh tế, ngoài vấn đề kinh doanh của DN còn liênquan đến lao động, việc làm. Nếu không cứu DN thì lao động thất nghiệp giatăng, gây bất an cho xã hội và khi đó, kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng. Do đó, gói hỗtrợ lần 2 cần tính kỹ và triển khai theo cách thức khác nhau, phù hợp với thựctiễn của sức khỏe DN và nền kinh tế; ưu tiên gắn kết tạo chuỗi để tương thích vớivăn bản pháp luật sẵn có và có tính hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thêm các quy định,hỗ trợ tập trung cho ngành sản xuất có tính mũi nhọn, mang lại nguồn thu quốcgia lâu dài, ổn định.

Mới đây, Bộ KH&ĐTđã đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị của Bộ KH&ĐT phải nắm chắctình hình hoạt động của các DN để có được bức tranh toàn cảnh của từng ngành,lĩnh vực, từ đó xây dựng được các cơ chế, chính sách phù hợp.

“Về nguyên tắc, chínhsách lần 2 phải bao quát toàn diện các đối tượng, phải đủ lớn, đủ mạnh để tác độngngay, kích thích tăng trưởng kinh tế. Các chính sách đều phải gắn đến quản lýcơ cấu các ngành, lĩnh vực, phải gắn với tái cơ cấu và những lĩnh vực liênquan. Gói hỗ trợ phải đảm bảo đa mục tiêu chứ không chỉ kích thích tăng trưởngkinh tế”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng lưu ý./.

Tác giả: Cẩm Tú | Thiết kế: Hà Phương

Nguồn VOV: https://vov.vn/kinh-te/cac-goi-tro-tho-kinh-te-can-trong-tac-dung-nguoc-782224.vov