Các kinh đô nổi tiếng nhất nước Việt bây giờ ra sao?

Còn lưu giữ lại nhiều công trình cổ xưa và hiện vật quý giá, các kinh đô này là điểm đến tuyệt vời dành cho những người muốn khám phá bề dày lịch sử ngàn năm của dân tộc Việt Nam.

1. Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được công nhận là tòa thành cổ nhất Việt Nam. Ảnh: Giếng Ngọc và đền An Dương Vương ở di tích Cổ Loa.

1. Là kinh đô của nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được công nhận là tòa thành cổ nhất Việt Nam. Ảnh: Giếng Ngọc và đền An Dương Vương ở di tích Cổ Loa.

Theo truyền thuyết, tòa thành này có 9 vòng xoáy trôn ốc. Căn cứ trên các vết tích, giới khoa học xác định thành có 3 vòng. Vòng ngoài chu vi 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Trong đó, vòng thành nội có thể đã được làm về sau, thời Ngô Quyền. Ảnh: Một đoạn tường thành Cổ Loa.

Theo truyền thuyết, tòa thành này có 9 vòng xoáy trôn ốc. Căn cứ trên các vết tích, giới khoa học xác định thành có 3 vòng. Vòng ngoài chu vi 8 km, vòng giữa 6,5 km, vòng trong 1,6 km. Trong đó, vòng thành nội có thể đã được làm về sau, thời Ngô Quyền. Ảnh: Một đoạn tường thành Cổ Loa.

Ở thành nội có đền thờ đền thờ vua An Dương Vương hay đền Cổ Loa, tương truyền được xây trên nền nội cung của vua An Dương Vương xưa. Các công trình quan trọng khác trong thành nội là đình Ngự Triều Di Quyvà đền Cao Lỗ. Ảnh: Đền Cao Lỗ.

Ở thành nội có đền thờ đền thờ vua An Dương Vương hay đền Cổ Loa, tương truyền được xây trên nền nội cung của vua An Dương Vương xưa. Các công trình quan trọng khác trong thành nội là đình Ngự Triều Di Quyvà đền Cao Lỗ. Ảnh: Đền Cao Lỗ.

Bên cạnh các di tích lịch sử, một địa điểm không thể bỏ qua ở thành Cổ Loa là Nhà trưng bày cổ vật Cổ Loa. Đây là nơi lưu giữ các hiện vật khảo cổ quý giá, góp phần tái hiện lại cuộc sống và nét văn hóa của người Việt dưới thời đại An Dương Vương. Ảnh: Một góc nhà trưng bày Cổ Loa.

Bên cạnh các di tích lịch sử, một địa điểm không thể bỏ qua ở thành Cổ Loa là Nhà trưng bày cổ vật Cổ Loa. Đây là nơi lưu giữ các hiện vật khảo cổ quý giá, góp phần tái hiện lại cuộc sống và nét văn hóa của người Việt dưới thời đại An Dương Vương. Ảnh: Một góc nhà trưng bày Cổ Loa.

2. Nằm ở tỉnh Ninh Bình, Cố đô Hoa Lư là một trong 4 vùng lõi của quần thể Di sản thế giới Tràng An, được UNESCO công nhận năm 2014. Đây chính là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Ảnh: Cố đô Hoa Lư nhìn từ núi Mã Yên.

2. Nằm ở tỉnh Ninh Bình, Cố đô Hoa Lư là một trong 4 vùng lõi của quần thể Di sản thế giới Tràng An, được UNESCO công nhận năm 2014. Đây chính là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. Ảnh: Cố đô Hoa Lư nhìn từ núi Mã Yên.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư, lấy tên nước là Đại Cồ Việt. Từ năm 968 - 1009, có 6 vị vua thuộc 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý đóng đô tại đây. Ảnh: Đền thờ vua Đinh ở Cố đô Hoa Lư.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, lên ngôi hoàng đế và đóng đô ở Hoa Lư, lấy tên nước là Đại Cồ Việt. Từ năm 968 - 1009, có 6 vị vua thuộc 3 triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý đóng đô tại đây. Ảnh: Đền thờ vua Đinh ở Cố đô Hoa Lư.

Trong giai đoạn này, Hoa Lư gắn với các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc như thống nhất giang sơn, đánh Tống, dẹp Chiêm. Vai trò kinh đô của Hoa Lư kết thúc năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Ảnh: Đền thờ vua Lê ở Cố đô Hoa Lư.

Trong giai đoạn này, Hoa Lư gắn với các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc như thống nhất giang sơn, đánh Tống, dẹp Chiêm. Vai trò kinh đô của Hoa Lư kết thúc năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Ảnh: Đền thờ vua Lê ở Cố đô Hoa Lư.

Các di tích quan trọng Cố đô Hoa Lư ngày nay là đền thờ và lăng mộ các vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, chùa Nhất Trụ, nền móng cung điện dưới lòng đất... Ảnh: Nền cũ của cung điện hoàng gia thuộc Cố đô Hoa Lư, được phát lộ gần đền thờ vua Lê Đại Hành.

Các di tích quan trọng Cố đô Hoa Lư ngày nay là đền thờ và lăng mộ các vua Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, chùa Nhất Trụ, nền móng cung điện dưới lòng đất... Ảnh: Nền cũ của cung điện hoàng gia thuộc Cố đô Hoa Lư, được phát lộ gần đền thờ vua Lê Đại Hành.

3. Nằm ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Ảnh: Cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long.

3. Nằm ở quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010. Ảnh: Cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long.

Theo sử sách, vào năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Trong các triều đại sau đó, thành Thăng Long liên tục được củng cố và phát triển. Ảnh: Rồng đá ở điện Kính Thiên.

Theo sử sách, vào năm 1010, tại kinh đô Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô để thiên đô về thành Đại La và đổi tên kinh thành này là Thăng Long. Trong các triều đại sau đó, thành Thăng Long liên tục được củng cố và phát triển. Ảnh: Rồng đá ở điện Kính Thiên.

Sau nhiều cuộc bể dâu, những công trình quan trọng của khu vực Hoàng thành Thăng Long còn được gìn giữ cho đến nay là cột cờ Hà Nội, cổng Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, nhà Hậu Lâu, cửa Chính Bắc Môn... Ảnh: Di tích Hậu Lâu.

Sau nhiều cuộc bể dâu, những công trình quan trọng của khu vực Hoàng thành Thăng Long còn được gìn giữ cho đến nay là cột cờ Hà Nội, cổng Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, nhà Hậu Lâu, cửa Chính Bắc Môn... Ảnh: Di tích Hậu Lâu.

Ngoài các công trình kể trên, Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long còn có khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, là nơi lưu giữ dấu tích của đầy đủ các thời kì lịch sử trong vòng 1.300 của Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Bên trong khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

Ngoài các công trình kể trên, Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long còn có khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, là nơi lưu giữ dấu tích của đầy đủ các thời kì lịch sử trong vòng 1.300 của Thăng Long - Hà Nội. Ảnh: Bên trong khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu.

4. Nằm ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ được công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011. Còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai, thành nhà Hồ là kinh đô của nước Đại Ngu thời nhà Hồ, năm 1400-1407. Ảnh: Cảnh quan trong thành nhà Hồ.

4. Nằm ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ được công nhận là Di sản thế giới vào năm 2011. Còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai, thành nhà Hồ là kinh đô của nước Đại Ngu thời nhà Hồ, năm 1400-1407. Ảnh: Cảnh quan trong thành nhà Hồ.

Tòa thành này được xây vào năm 1397, cuối triều Trần, trong thời gian chỉ khoảng 3 tháng. Thành được Tể tướng Hồ Quý Ly cho xây dựng trên quê nhà với ý đồ sâu xa là phế bỏ vương triều Trần. Ảnh: Cửa Nam của thành nhà Hồ.

Tòa thành này được xây vào năm 1397, cuối triều Trần, trong thời gian chỉ khoảng 3 tháng. Thành được Tể tướng Hồ Quý Ly cho xây dựng trên quê nhà với ý đồ sâu xa là phế bỏ vương triều Trần. Ảnh: Cửa Nam của thành nhà Hồ.

Công trình gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai. Thành nội có mặt bằng hình chữ nhật, mỗi bề rộng khoảng 870 và 880 mét, mặt ngoài ghép bằng các khối đá. Chính giữa bốn mặt thành nội có 4 cổng xây kiểu vòm cuốn. Ảnh: Cửa Tây thành nhà Hồ.

Công trình gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai. Thành nội có mặt bằng hình chữ nhật, mỗi bề rộng khoảng 870 và 880 mét, mặt ngoài ghép bằng các khối đá. Chính giữa bốn mặt thành nội có 4 cổng xây kiểu vòm cuốn. Ảnh: Cửa Tây thành nhà Hồ.

Cho đến nay, các cổng và một số đoạn tường của thành nhà Hồ còn lại tương đối nguyên vẹn. Trong các phế tích ở trong thành, đáng chú ý có đôi tượng rồng đá dài 3,62 mét, đặt ở vị trí được cho là nền chính điện xưa. Ảnh: Rồng đá thành nhà Hồ.

Cho đến nay, các cổng và một số đoạn tường của thành nhà Hồ còn lại tương đối nguyên vẹn. Trong các phế tích ở trong thành, đáng chú ý có đôi tượng rồng đá dài 3,62 mét, đặt ở vị trí được cho là nền chính điện xưa. Ảnh: Rồng đá thành nhà Hồ.

5. Nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Cố đô Lam Kinh là một di tích gắn liền với sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ và nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Khu vực cổng Ngọ Môn của Cố đô Lam Kinh.

5. Nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Cố đô Lam Kinh là một di tích gắn liền với sự nghiệp của vua Lê Thái Tổ và nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: Khu vực cổng Ngọ Môn của Cố đô Lam Kinh.

Theo sử cũ, sau 10 năm lãnh đạo cuộc nghĩa Lam Sơn (1418–1428) đánh đuổi giặc Minh và lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Lê Thái Tổ cho xây dựng ở đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay Tây Kinh. Ảnh: Rồng đá ở chính điện Lam Kinh.

Theo sử cũ, sau 10 năm lãnh đạo cuộc nghĩa Lam Sơn (1418–1428) đánh đuổi giặc Minh và lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), vua Lê Thái Tổ cho xây dựng ở đất tổ Lam Sơn một kinh thành gọi là Lam Kinh hay Tây Kinh. Ảnh: Rồng đá ở chính điện Lam Kinh.

Xưa kia ở Lam Kinh có một hệ thống cung điện, đền miếu… nguy nga. Tiếc rằng do các biến động lịch sử mà nhiều công trình đã bị hủy hoại. Từ những năm 2000, Cố đô nhà Hậu Lê đã được tái thiết trên quy mô lớn và diện mạo dần dần được khôi phục. Ảnh: Khu Thái miếu Lam Kinh.

Xưa kia ở Lam Kinh có một hệ thống cung điện, đền miếu… nguy nga. Tiếc rằng do các biến động lịch sử mà nhiều công trình đã bị hủy hoại. Từ những năm 2000, Cố đô nhà Hậu Lê đã được tái thiết trên quy mô lớn và diện mạo dần dần được khôi phục. Ảnh: Khu Thái miếu Lam Kinh.

Ngoài các cung điện và đền thờ, trong phạm vi Lam Kinh còn có lăng mộ vua Lê Thái Tổ - người sáng lập nhà Hậu Lê, cùng các vua đời sau và các hoàng hậu. Ảnh: Vĩnh lăng – nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ.

Ngoài các cung điện và đền thờ, trong phạm vi Lam Kinh còn có lăng mộ vua Lê Thái Tổ - người sáng lập nhà Hậu Lê, cùng các vua đời sau và các hoàng hậu. Ảnh: Vĩnh lăng – nơi an nghỉ của vua Lê Thái Tổ.

6. Nằm ở trung tâm thành phố Huế, Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1945. Đây là một cụm di tích có vị trí đặc biệt quan trong trong Quần thể di tích Cố đô Huế, Di sản thế giới được công nhận vào năm 1993. Ảnh: Phu Văn Lâu của Kinh thành Huế.

6. Nằm ở trung tâm thành phố Huế, Kinh thành Huế là nơi đóng đô của triều Nguyễn từ năm 1802 đến 1945. Đây là một cụm di tích có vị trí đặc biệt quan trong trong Quần thể di tích Cố đô Huế, Di sản thế giới được công nhận vào năm 1993. Ảnh: Phu Văn Lâu của Kinh thành Huế.

Kinh thành này được vua Gia Long cho khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Công trình được xây dựng theo kiến trúc Vauban, có ba vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ảnh: Kỳ đài của Kinh thành Huế.

Kinh thành này được vua Gia Long cho khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chình vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Công trình được xây dựng theo kiến trúc Vauban, có ba vòng thành lần lượt là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm Thành. Ảnh: Kỳ đài của Kinh thành Huế.

Kinh thành Huế có diện tích mặt bằng 520 ha, bên trong có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Hoàng Thành - nơi vận hành bộ máy triều đình. Tử Cấm Thành nằm trong Hoàng thành, là chốn cấm cung của vua và hoàng tộc. Ảnh: Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế.

Kinh thành Huế có diện tích mặt bằng 520 ha, bên trong có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Hoàng Thành - nơi vận hành bộ máy triều đình. Tử Cấm Thành nằm trong Hoàng thành, là chốn cấm cung của vua và hoàng tộc. Ảnh: Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng thành Huế.

Sau các thăng trầm lịch sử, nhiều công trình thuộc Kinh thành Huế đã bị hư hại hoặc biến mất do chiến tranh và sự lấn chiếm của cư dân. Kể từ sau khi được công nhận là Di sản thế giới, quá trình trùng tu tôn tạo nơi đây đã được đẩy mạnh. Ảnh: Điện Thái Hòa ở trung tâm Hoàng thành Huế.

Sau các thăng trầm lịch sử, nhiều công trình thuộc Kinh thành Huế đã bị hư hại hoặc biến mất do chiến tranh và sự lấn chiếm của cư dân. Kể từ sau khi được công nhận là Di sản thế giới, quá trình trùng tu tôn tạo nơi đây đã được đẩy mạnh. Ảnh: Điện Thái Hòa ở trung tâm Hoàng thành Huế.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cac-kinh-do-noi-tieng-nhat-nuoc-viet-bay-gio-ra-sao-1747088.html