Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á thảo luận với lãnh đạo cuộc đảo chính về Myanmar
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ cố gắng tạo ra một con đường để chấm dứt bạo lực và bất ổn ở Myanmar tại hội nghị thượng đỉnh vào thứ Bảy (24/4), dự kiến bao gồm ông Min Aung Hlaing, vị tướng phụ trách cuộc tiếp quản quân sự vào tháng Hai đã gây ra đổ máu và hỗn loạn kinh tế.
Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Thượng tướng Min Aung Hlaing, người đã lật đổ chính phủ dân cử trong cuộc đảo chính vào ngày 1 tháng 2, chủ trì một cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang ở Naypyitaw, Myanmar, ngày 27 tháng 3 năm 2021. REUTERS
Bài liên quan
Hơn 3 triệu người đối mặt nạn đói, Liên hợp quốc kêu gọi 106 triệu USD cứu trợ cho Myanmar
ASEAN tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Myanmar khi EU nới rộng lệnh trừng phạt
Một nhà báo Nhật Bản bị tạm giữ ở Myanmar
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên tại Jakarta là nỗ lực phối hợp quốc tế đầu tiên nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ở Myanmar.
Với các đại biểu tham dự trực tiếp bất chấp đại dịch, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm thứ Sáu (23/4) cho biết hội nghị thượng đỉnh phản ánh 'mối quan tâm sâu sắc về tình hình ở Myanmar và quyết tâm của ASEAN trong việc giúp Myanmar thoát khỏi tình trạng bất ổn này'.
Bà nói: “Chúng tôi hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh sẽ đạt được một thỏa thuận liên quan đến các bước có lợi cho người dân Myanmar".
Các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ đề nghị giấu tên cho biết nhiều nhà lãnh đạo ASEAN muốn có cam kết từ Thống tướng Min Aung Hlaing để kiềm chế lực lượng an ninh dưới quyền.
Min Aung Hlaing, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính, sẽ phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh cùng với từng người tham gia trước khi bắt đầu các cuộc thảo luận không chính thức, ba nguồn thạo tin cho biết.
Một nguồn tin cho biết sẽ chỉ có một số quan chức có mặt tại cuộc họp 'thân mật'.
Các nhà lãnh đạo Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia, Campuchia và Brunei, chủ tọa, đã xác nhận sự tham dự của họ, cùng với ngoại trưởng của Thái Lan và Philippines.
ASEAN có chính sách ra quyết định đồng thuận và không can thiệp vào công việc của các thành viên, trong đó có Myanmar.
Mặc dù điều đó gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề gây tranh cãi, nhưng cơ quan này được Liên hợp quốc, Trung Quốc và Hoa Kỳ coi là ASEAN cơ quan tốt nhất để giải quyết vấn đề phức tạp này.