Các nhân tố tác động đến sử dụng thông tin chi phí tại doanh nghiệp miền Nam - Việt Nam
TS. HUỲNH LỢI (Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) - ThS. HOÀNG HUY CƯỜNG (Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh)
TÓM TẮT:
Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, vì thế môi trường cạnh tranh trong và ngoài nước của các doanh nghiệp (DN) ngày càng gay gắt. Để tồn tại và phát triển trong môi trường như vậy thì DN phải có thông tin cần thiết để quản trị doanh nghiệp (QTDN), đặc biệt là thông tin chi phí (TTCP). Do đó, việc sử dụng thông tin chi phí (SDTTCP) phục vụ QTDN là vấn đề quan trọng và cấp thiết.
Bài viết nghiên cứu các nhân tố tác động đến sử dụng thông tin chi phí tại các doanh nghiệp miền Nam, Việt Nam nhằm giúp các DN gia tăng nhận thức tầm quan trọng của TTCP và các yếu tố chính tác động đến việc SDTTCP tại DN. Đồng thời qua đó là kênh tham khảo cho Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp kế toán Việt Nam đưa ra những hướng dẫn trong việc tổ chức thực hiện một hệ thống kế toán chi phí (CAS) phục vụ QTDN. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tác động của các nhân tố đến SDTTCP theo thứ tự lần lượt: quản trị chi phí (QTCP), công nghệ thông tin (CNTT), vai trò TTCP và hỗ trợ của nhà quản lý (HTNQL).
Từ khóa: Sử dụng thông tin chi phí, vai trò thông tin chi phí, công nghệ thông tin, quản trị chi phí, hỗ trợ của nhà quản lý.
1. Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Để QTDN thì nhà quản lý phải có thông tin cần thiết, một trong những thông tin quan trọng phục vụ cho QTDN đó là TTCP. Với tầm quan trọng của TTCP, các nghiên cứu hiện nay đã đánh giá cao vai trò của TTCP trong QTDN. Cooper & Slagmulder (1999) cho rằng việc sử dụng chi phí mục tiêu giúp DN xác định chi phí được phân chia cho các vùng, bộ phận chịu trách nhiệm cắt giảm chi phí, điều này giúp đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm sinh lời mới được đưa ra thị trường. IFAC (2009) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của TTCP, cho rằng DN cần có một sự hiểu biết toàn diện về cách thức các nguồn lực được sử dụng và chi phí phát sinh như thế nào, TTCP sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về chi phí cho các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ cụ thể. Các nhà nghiên cứu cũng tương đồng quan điểm, Hughes et al, (2003) cho rằng, TTCP cung cấp rất hữu ích cho nỗ lực cắt giảm chi phí. TTCP thể hiện khả năng dự toán chi phí để sử dụng trong việc định giá sản phẩm và chỉ ra những vùng cần phải thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh để có thể cắt giảm chi phí, từ đó cho phép công ty đáp ứng mong muốn khách hàng tốt hơn (Kaplan & Cooper, 1998). Các nghiên cứu đã bàn luận tương đối đầy đủ các góc cạnh khác nhau về vai trò của TTCP trong QTDN. Dựa trên việc phân tích những nghiên cứu trước về SDTTCP, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu, cụ thể là: xác định và đo lường các nhân tố tác động đến SDTTCP tại các DN miền Nam Việt Nam.
2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Lý thuyết nền tảng:
Lý thuyết ngẫu nhiên (Contingency Theory): Lý thuyết ngẫu nhiên đề cập đến làm cách nào tốt nhất để tổ chức một công ty (Weill & Olson 1989). Lý thuyết ngẫu nhiên là một nhánh của lý thuyết hành vi đều có cùng quan điểm là không có một cách tốt nhất để tổ chức hoặc lãnh đạo một công ty, nhưng cách tối ưu là hành động ngẫu nhiên theo tình hình bên trong và bên ngoài tại một thời điểm. Các nghiên cứu về lý thuyết ngẫu nhiên trong lĩnh vực kế toán như Chenhall (2003) cho rằng môi trường, công nghệ, cấu trúc công ty và quy mô ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống kiểm soát quản trị (MCS). Các nghiên cứu cũng đã cố gắng xác định các yếu tố ngẫu nhiên để giải thích cấu trúc của hệ thống kế toán chi phí (Al-Omiri & Drury, 2007). Hệ thống kế toán chi phí được xem là một phần nhỏ của các hệ thống kiểm soát quản trị và hệ thống thông tin quản lý, vì vậy nghiên cứu cho rằng lý thuyết này cũng dùng để giải thích việc sử dụng thông tin chi phí trong doanh nghiệp.
Mô hình nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Vai trò TTCP có tác động cùng chiều (+) tới SDTTCP
Giả thuyết H2: QTCP có tác động cùng chiều (+) tới SDTTCP.
Giả thuyết H3: CNTT có tác động cùng chiều (+) tới SDTTCP.
Giả thuyết H4: Hỗ trợ của quản lý có tác động cùng chiều (+) tới SDTTCP.
3. Đối tượng khảo sát và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng nên thu thập số liệu thông qua phiếu khảo sát thì đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó kế toán trưởng, kế toán quản trị, kế toán viên là người đại diện cho doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát. Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp tại các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, bao gồm: các doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp thuộc vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Chương trình nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện với 250 DN được khảo sát. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa theo thang đo Likert 05 điểm. Dữ liệu được xử lý trên phần mềm SPSS 20. Kiểm định sơ bộ thang đo bằng phân tích Cronbach alpha, sau đó thang đo được phân tích nhân tố khám phá qua phân tích EFA với PCA và Varimax. Kết quả kiểm định sẽ hình thành thang đo chính thức. Các thang đo và mô hình tiếp tục được kiểm định bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM trên phần mềm AMOS 20.
4. Kết quả nghiên cứu
Phần này trình bày kết quả kiểm định mô hình bằng phương pháp Cronbach’s Alpha, EFA và SEM.
Bảng 1. Kết quả tổng hợp phân tích Cronbach's Alpha
Bảng 1 cho thấy hấu hết tất cả các biến quan sát đều thỏa mãn yêu cầu khi phân tích Cronbach’s Alpha, tức là các biến có thang đo đều đạt được độ tin cậy cần thiết. Các biến quan sát sẽ được tiếp tục đánh giá và kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá - EFA.
Bảng 2. Kết quả tổng hợp phân tích EFA
Qua Bảng 2 thì hầu hết tất cả các nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu khi phân tích EFA, tức các biến có thang đo đều đạt được độ tin cậy và phân biệt cần thiết. Sau khi phân tích mô hình nghiên cứu bằng EFA, mô hình sẽ được tiếp tục đánh giá và kiểm định thông qua kỹ thuật phân tích SEM.
Kiểm định mô hình: Nghiên cứu thực hiện kiểm định mô hình đề xuất cùng với những giả thuyết cho các khái niệm trong mô hình theo phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM. SEM cho phép các nhà nghiên cứu khám phá những sai số đo lường và hợp nhất những khái niệm trừu tượng và khó phân biệt. Mô hình không chỉ liên kết lý thuyết với dữ liệu, mà còn đối chiếu lý thuyết với dữ liệu. Kết quả phân tích ở Hình 1 cho thấy, mô hình SEM có Chi-square = 899.269 (p = .000), df = 553, Chi-square/df = 1.626 < 3. Các chỉ số: TLI, CFI lần lượt là: 0.911 và 0.918 đều > 0.9, RSMEA = 0.050 < 0.08. Do đó, khẳng định mô hình đáp ứng tốt với dữ liệu thị trường.
Hình 1: Kết quả kiểm định mô hình SEM
Kiểm định giả thuyết: Qua Bảng 3 cho thấy tất cả những mối tương quan được giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chứng minh bằng kiểm định mô hình SEM. Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) của các tham số chính, kết quả này cho thấy các mối quan hệ nhân quả này đều có ý nghĩa thống kê vì đều có giá trị p < 0.05. Với kết quả điểm định mô hình và kiểm định giả thuyết bằng mô hình SEM, chúng ta thấy rằng các mức độ phù hợp của mô hình đạt yêu cầu và có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3. Kết quả kiểm định giả thuyết
Theo Bảng 3, QTCP (MPPDV) có tác động dương và trực tiếp lên SDTTCP (trọng số chuẩn hóa là 0.244). Tiếp theo, CNTT tác động dương và trực tiếp lên SDTTCP (trọng số chuẩn hóa là 0.222). Tiếp theo, vai trò TTCP tác động dương và trực tiếp lên SDTTCP (trọng số chuẩn hóa là 0.185). Tiếp theo, hỗ trợ nhà quản lý tác động dương và trực tiếp lên SDTTCP (trọng số chuẩn hóa là 0.115).
Kiểm định ước lượng mô hình đề xuất bằng Bootstrap: Kiểm định này giúp cho nhà nghiên cứu thực hiện đánh giá ĐTC của các mối quan hệ trong mô hình đề xuất. Từ đó kiểm định xem các hệ số hồi quy trong mô hình đề xuất có ước lượng tốt không. Trong nghiên cứu này tác giả luận án sử dụng phương pháp bootstrap với số mẫu lặp lại là n = 1.000. Kết quả ước lượng từ 1.000 mẫu được trình bày trong Bảng 4.
Bảng 4. Kết quả giá trị tới hạn của mô hình
Tất cả các giá trị tới hạn (C.R) ở Bảng 4 nhìn chung đều < 1.96,suy ra p-value > 5%, chúng ta có thể kết luận được mô hình ước lượng ban đầu (lúc trước khi thực hiện bootstrap) có thể tin cậy được. Thông thường đây là kết quả mà nhà nghiên cứu cần phải đạt được khi phân tích SEM.
Mô hình lý thuyết có 4 giả thuyết cần được kiểm định và kết quả kiểm định cho thấy tất cả các giả thuyết trong mô hình đều được chấp nhận với mức ý nghĩa 95%.
5. Kết luận và đề xuất
Kết quả nghiên cứu cho thấy để gia tăng mức độ SDTTCP cần gia tăng các yếu tố trong mô hình nghiên cứu theo thứ tự lần lượt như sau: (1) QTCP, (2) CNTT, (3) vai trò TTCP, và (4) HTNQL. Do đó, DN cần chú trọng vào các vấn đề sau đây:
Áp dụng quản trị chi phí: QTCP là phương pháp giúp DN kiểm soát chi phí, cắt giảm chi phí và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường để đạt được mục tiêu của DN trong từng thời kỳ khác nhau. QTCP cần nhấn mạnh tới QTCP trong giai đoạn marketing, tiếp thị và dịch vụ. Cụ thể, việc sử dụng ABC để phân bổ chi phí tới khách hàng, phân tích các khách hàng như là đối tượng chịu chi phí theo Kaplan & Narayanan (2001), Narayanan & Sarkar (2002). Kết quả là một nhóm nhỏ khách hàng có nhu cầu nguồn lực về dịch vụ sau bán hàng, sản phẩm hóa hoặc vận chuyển, và các điều khoản tín dụng tương đối cao và khối lượng đơn hàng nhỏ hoặc lợi nhuận của nhóm khách hàng này thấp. Vì vậy, việc phân tích lợi nhuận khách hàng trình bày một cơ hội để phát triển các giá tùy chỉnh theo từng khách hàng sử dụng nguồn lực sau bán hàng theo Kaplan (1997). Phân tích chi phí của khách hàng hỗ trợ cho nhà quản lý QTCP bằng cách cho phép DN sắp xếp lại chiến lược của mình cho một nhóm khách hàng mục tiêu trong khi ngăn cản những khách hàng khác, những khách hàng không phải là khách hàng mục tiêu cho sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đầu tư vào công nghệ thông tin: Việc đầu tư mạnh vào CNTT như các phần mềm mạnh có khả năng xử lý TTCP đáp ứng nhu cầu quản trị như ERP là một phần không thể thiếu trong việc đầu tư CNTT cho DN. Việc tạo lập TTCP chất lượng cao, kịp thời, linh loạt và dễ hiểu sẽ giúp nhà quản lý cũng như các bộ phận chức năng ra các quyết định tốt hơn. Trình độ CNTT cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thiết kế CAS. Các DN với hệ thống thông tin chất lượng cao có thể cung cấp dữ liệu chi tiết, dễ dàng để truy cập liên quan đến các thông tin cơ sở PBCP thì cần thiết lập một CAS phức tạp hơn. Nhìn chung, các công ty có cơ sở dữ liệu được chia sẻ để theo dõi các dữ liệu hoạt động chi tiết thì cần nguồn lực và phân tích hoạt động để có thể dễ dàng thực hiện và duy trì xử lý và cung cấp TTCP (Anderson, 1995).
Nhận thức vai trò quan trọng của TTCP: Để SDTTCP trong QTDN thì DN cần nhận thức được vai trò quan trọng của TTCP phục vụ cho quản trị. Các nghiên cứu hiện nay đều khẳng định vai trò của TTCP trong QTDN là rất quan trọng. Chongruksut (2002) chỉ ra rằng, các DN sẽ nhận được lợi ích từ TTCP cung cấp, bao gồm gia tăng việc KSCP và hỗ trợ cho nỗ lực cắt giảm chi phí. Bên cạnh đó, TTCP sẽ giúp DN cải thiện việc ra quyết định, phân tích và kiểm soát lợi nhuận sản phẩm, đo lường KQHĐ và cải tiến các hoạt động tốt hơn (Shil & Pramanik, 2012).
Hỗ trợ của nhà quản lý: Nhà quản lý cần tăng cường nhiều nguồn lực về cơ sở vật chất (phần mền, phần cứng), con người (đào tạo chuyên sâu về CAS và quản trị), nhận thức của các bộ phận trong DN, SDTTCP trong việc đánh giá trách nhiệm cũng như khen thưởng trong DN. Một trong những điều kiện quan trọng cho sự thành công của việc thực hiện xử lý và cung cấp TTCP là HTNQL cấp cao. Bằng chứng cho thấy sự tham gia của lãnh đạo cao nhất liên quan rõ ràng tới sự thành công của CAS (Shields, 1995). Nguồn lực khan hiếm được coi là một trở ngại lớn trong việc thực hiện CAS và trong nhiều trường hợp ngăn chặn dự án, thậm chí từ lúc đang được bắt đầu. Trong một số nghiên cứu về việc thực hiện xử lý và cung cấp TTCP theo ABC, các câu trả lời tiêu biểu về các nguồn lực hạn chế được xem là một trở ngại quan trọng (Innes & Mitchell, 1995), trong khi nguồn lực đầy đủ là một trong những biến số được xem như là tương quan với ABC thành công (Shields, 1995). Để thành công, các thành viên dự án nên dành một lượng thời gian vừa đủ để đưa ra các sáng kiến cho dự án (Morrow & Connolly, 1994).
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Al-Omiri, M., Drury, C. (2007). A survey of factors in?uencing the choice of product costing systems in UK organizations.
Management Accounting Research
, 18, 399-424.
Banker, R. D., Datar, M.S. (1986).
Optimal Cost Based Contracts
. Working paper, Carnegie-Mellon University.
Banker, R. D., Potter, G., Srinivasan, D. (2000). An empirical investigation of an incentive plan that includes nonfinancial performance measures.
Accounting Review
, 75, 65-92.
Bjrnenak, T. (1997). Diffusion and Accounting: The Case of ABC in Norwa.
Management Accounting Research
, 8, 3-17.
Cagwin, D., Bouwman, M.J. (2002). The association between activity-based costing and improvement in financial performance
. Management Accounting Research
, 13, 1-39.
Chenhall, R.H. (2003). Management control systems design within its organizational context: Findings from contingency-based research and directions for the future.
Accounting, Organizations and Society
, 28, 19-44.
Chongruksut, W. (2002).
The adoption of activity-based costing in Thailand
. A thesis submitted in fulfilment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy, School of Accounting and Finance Faculty of Business and Law. Victoria University.
Demski, J., Feltham, G. A. (1979). Economic incentives in budgetary control systems.
The Accounting Review
, April, 336-359.
Gosselin, M. (1997). The Effect of strategy and Organizational structure on the Adoption and Implementation of Activity-based Costing.
Accounting, Organizations and Society
, 22, 105-122.
FACTORS AFFECTING THE USE
OF COST INFORMATION IN ENTERPRISES
IN THE SOUTHERN REGION, VIETNAM
• Ph.D HUYNH LOI
Faculty of Accounting, University of Economics Ho Chi Minh City
• Master. HOANG HUY CUONG
Faculty of Accounting & Auditing, Ho Chi Minh City Open University
ABSTRACT:
Vietnam increasingly integrates into the international economy, hence Vietnamese enterprises have faced increasingly fierce competition in both domestic and international markets. In order to survive and thrive, it is necessary for Vietnamese enterprises to use important information, especially cost information, to manage their operations. Therefore, the use of cost information plays a key role in the corporate management.
This paper examines the factors affecting the use of cost information in enterprises in the Southern region, Vietnam in order to improve the awareness of businesses of the cost information. This paper is also expected to serve as a reference channel for the Government of Vietnam and Vietnamese accounting professional organizations to provide guidances on the implementation of the cost accounting system (CAS) to manage business operations. This paper results show that the cost management, the information technology, the role of cost information and the support from managers (listed in the descending order of the affecting level) all affect the use of cost information to manage business operations.
Keywords: The use of cost information, the role of cost information, information technology, cost management, support from managers.