Cách ăn uống giúp chống lại bệnh gout hiệu quả
Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp tính, mạn tính và giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
Khi bị gout (gút), người bệnh cần giảm được lượng acid uric và tăng cường đào thải lượng acid uric qua thận. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp tính, mạn tính và giúp làm giảm cơn đau hiệu quả.
Theo TS. BS. Nghiêm Nguyệt Thu, Viện dinh dưỡng quốc gia, nguyên tắc ăn uống khi bị gút là cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu dinh dưỡng của họ. Chế độ ăn giữ cho người bệnh có cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân cũng như không bị suy dinh dưỡng.
Theo đó, các loại thịt đỏ như thịt bò, heo, nội tạng động vật, hải sản như cá cơm, cá trích, cá mòi và cá ngừ mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị gút không nên ăn quá nhiều.
Nguyên nhân là do trong các loại thịt này chứa hàm lượng chất đạm (protein) cao, sẽ làm giảm lượng purin, tăng nồng độ acid uric trong máu - là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. trong bữa ăn. Tuy nhiên nói vậy không có nghĩa, người bệnh phải kiêng tuyệt đối, mà nên duy trì ở số lượng vừa phải.
Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, vì vậy ăn vừa phải, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ.
Chỉ nên ăn từ 2-3 lần/tuần đối với các loại thức ăn chứa nhiều acid uric như: thịt, thịt gia cầm, hải sản... Ngoài ra, không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều purin như: óc, gan, bầu dục, cá trích, nước luộc thịt, nấm, măng tây, xà lách, sò.
Người bị gút nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu, ăn các loại hạt, ngũ cốc, trứng và các sản phẩm từ sữa...
Người bệnh cũng nên cung cấp cho cơ thể nhiều nước từ nước uống và ăn các thực phẩm giàu vitamin C như quả chín (lựu, cam, bưởi..), rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm acid uric trong máu tăng cao.