Cách não ruồi phản ứng với mùi vị
Vị giác đối với ruồi giấm cũng quan trọng như con người. Tương tự con người, ruồi có xu hướng tìm kiếm và tiêu thụ thức ăn vị ngọt.
Chúng cũng từ chối thức ăn có vị đắng. Tuy nhiên, ít người biết về cách vị ngọt và đắng được biểu thị bởi các mạch não liên kết cảm giác với hành vi.
Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Current Biology, các nhà khoa học tại Trường Đại học Brown (Mỹ) đã mô tả cách họ phát triển một kỹ thuật hình ảnh mới. Sau đó, họ sử dụng để lập bản đồ hoạt động thần kinh của ruồi giấm phản ứng với vị ngọt và đắng.
Tác giả nghiên cứu Nathaniel Snell cho biết: “Những kết quả này cho thấy cách não ruồi mã hóa mùi vị thức ăn phức tạp hơn chúng tôi dự đoán”. Nghiên cứu có sự tham gia của Gilad Barnea - Giáo sư khoa học thần kinh tại Trường Y Brown's Warren Alpert và là Giám đốc Trung tâm Sinh học Thần kinh của Tế bào và Mạch tại Viện Khoa học Não bộ của Đại học Carney.
Nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu thêm về các quá trình não chi phối phản ứng của ruồi đối với vị giác. Họ đã phát triển một kỹ thuật hình ảnh mới gọi là “trans-Tango” (hoạt động).
Đây là sự chuyển thể của trans-Tango, một công nghệ đa năng được phát minh bởi phòng thí nghiệm Barnea được sử dụng để theo dõi các mạch thần kinh trong não. Qua đó, đưa sự hiểu biết lên một cấp độ mới bằng việc tiết lộ cách các tế bào thần kinh cụ thể trong mạch phản ứng với các kích thích.
Nhà nghiên cứu Barnea giải thích, phản ứng của não đối với các kích thích giống như một sự chuyển tiếp. “Cây gậy” truyền từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh tiếp theo, rồi đến tế bào thần kinh tiếp theo,...
“Trans-Tango” (hoạt động) cho phép chúng tôi xem xét một cách có chọn lọc các tế bào thần kinh bậc hai trong mạch. Vì vậy, chúng tôi có thể tập trung vào cách ruồi phản ứng với các vị ngọt và đắng”, nhà khoa học Barnea cho biết.
Một số kết quả có thể cho thấy vì sao ruồi biết để tránh một phần thực phẩm bị thối, có độc. Theo nhóm nghiên cứu, các tế bào thần kinh bậc hai phản ứng với vị đắng ngay cả khi chúng đã bị loại bỏ.
“Ví dụ, hiểu được điều gì thúc đẩy các hành vi khứu giác ở muỗi là rất quan trọng trong việc học làm thế nào để giảm ảnh hưởng của chúng đến con người. Nghiên cứu của chúng tôi có thể thêm một mảnh ghép nhỏ vào câu hỏi lớn đó”, nhà nghiên cứu Barnea chia sẻ.
Theo Phys
Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/cach-nao-ruoi-phan-ung-voi-mui-vi-post605428.html