Cách thức Công ty thẩm định giá tiếp sức rút ruột ngân hàng SCB
Sáng nay, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác về những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan. Trong nhóm này, VKSND Tối cao truy tố bảy bị cáo là giám đốc, tổng giám đốc, thẩm định viên các công ty thẩm định giá tài sản.
Trong 02 ngày diễn ra phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát, các bị cáo là cựu lãnh đạo SCB đều thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng nêu. Các bị cáo nói bản thân chỉ làm công ăn lương hoặc không nắm tình hình, chỉ làm theo chỉ đạo.
Trong nhóm lãnh công ty thẩm định giá tài sản ngân hàng SCB, bị cáo Trần Văn Nhị khai, năm 2020, Trần Thị Mỹ Dung (phó Tổng Giám đốc ngân hàng SCB) yêu cầu ông Nhị liên hệ với bà Trần Thị Kim Ngân (cựu Tổng giám đốc Công ty CP Thẩm định giá Thiên Phú) để phát hành 2 chứng thư thẩm định giá tài sản ghi lùi ngày, nâng khống giá trị tài sản. Ngân hàng SCB đã dùng 2 chứng thư này để hợp thức hóa hồ sơ vay, giải ngân với tổng số tiền là hơn hơn 105.000 tỉ đồng. Bị cáo Bùi Ngọc Sơn (cựu nhân viên Phòng Tái thẩm định SCB) khai chỉ tiếp nhận, đưa hồ sơ giấy tờ theo chỉ đạo. Hành vi của Trần Văn Nhị, Trần Thị Kim Ngân, Trần Tuấn Hải đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 110.064 tỉ đồng.
Trước tòa, các bị cáo thuộc các công ty thẩm định giá cho rằng, thời điểm dịch Covid-19 khó khăn nên các bị cáo phải chấp nhận phát hành các chứng thư thẩm định giá, không biết mục đích của SCB, rút tiền tại chính ngân hàng mình.
Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!