Căn bệnh khiến diễn viên Đức Tiến đột ngột ra đi vô cùng nguy hiểm
Căn bệnh đã khiến nghệ sĩ Đức Tiến đột ngột qua đời là nhồi máu cơ tim.
Trưa ngày 19/5, thông tin nghệ sĩ Đức Tiến qua đời ở tuổi 44 đã khiến nhiều sao Việt và người hâm mộ bàng hoàng. Nam diễn viên đột ngột ra đi do nhồi máu cơ tim. Trước đó, Đức Tiến từng dự kiến tham gia một show diễn vào ngày 31/5 tới.
Năm ngoái, ca sĩ Kha Thần Huân cũng đột tử trong nhà vệ sinh khách sạn lúc rạng sáng ngày 30/11. Mặc dù được đưa đến bệnh viện lúc 4h20 sáng, nhưng anh không qua khỏi. Bác sĩ chẩn đoán anh đột tử do vấn đề tim mạch.
Bác sĩ cho biết, chứng ngừng tim đột ngột, như trường hợp của Kha Thần Huân, là sự kết thúc nhanh chóng và bất ngờ mọi hoạt động của tim. Hơi thở và dòng máu ngừng lập tức, chỉ trong vài giây nạn nhân bất tỉnh và qua đời. Đột tử do tim phổ biến hơn ở nam giới và có thể do di truyền, nhưng khó phát hiện nếu không khám sức khỏe định kỳ.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim hoàn toàn, dẫn đến hoại tử mô cơ tim. Các biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim bao gồm suy tim, sốc tim, hoặc đột tử. Dấu hiệu cảnh báo thường bao gồm đau ngực ở giữa xương ức, khó thở, lạnh toát mồ hôi, nôn hoặc đau đầu nhẹ.
Khi có những cơn đau ngực như vậy, cần đến bệnh viện ngay lập tức. Hiện nay, tại Việt Nam đã có hơn 55 trung tâm tim mạch can thiệp trên hơn 20 tỉnh thành trong toàn quốc.
Những người có nguy cơ cao nhồi máu cơ tim thường là nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 50 tuổi. Tuy nhiên, người trẻ cũng không loại trừ. Những người có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc gia đình có nhồi máu cơ tim sớm và bệnh nhân đái tháo đường cũng có nguy cơ tương tự.
Các phương pháp can thiệp tim mạch có thể giúp mở thông động mạch vành, lập lại dòng máu. Việc can thiệp sớm trong giờ đầu tiên sau khi nhồi máu hoặc ít hơn 6 tiếng sẽ tăng cơ hội sống sót. Mỗi giờ chậm trễ sẽ tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân.
Làm việc quá sức cũng bị nhồi máu cơ tim
Theo WHO, người làm việc từ 55 giờ/tuần trở lên đối mặt nguy cơ đột quỵ cao hơn 35% và bệnh tim cao hơn 17% so với người làm việc 35-40 giờ/tuần. Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, nhấn mạnh không có công việc nào đáng để mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Chính phủ và doanh nghiệp cần bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Năm 2016, WHO cảnh báo có đến 488 triệu người đối mặt với rủi ro khi làm việc quá sức. Số liệu cho thấy, 745.000 người chết mỗi năm do đột quỵ và bệnh tim liên quan đến làm việc quá giờ.
Số ca tử vong vì bệnh tim tăng 42% và đột quỵ tăng 19% trong vòng 16 năm. Những cái chết trẻ xảy ra ngày càng nhiều, đa phần do lối sống thiếu lành mạnh.
"Bệnh tim và đột quỵ không chừa một ai, ngày càng trẻ hóa. Chỉ có chúng ta mới cứu được chính mình", bác sĩ Kimon Bekelis nhấn mạnh.