Gần 400 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ đường; 111 hiện vật của bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh lần đầu tiên được ra mắt công chúng tại Bảo tàng Hà Nội từ tháng 11/2023 - 5/2024. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Triển lãm giới thiệu về trường võ bị quốc gia đầu tiên của Kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2022. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Giảng Võ trường là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ sưu tập gồm 111 vũ khí, thuộc 3 nhóm, được phân loại theo chức năng sử dụng gồm: bạch khí (lao một ngạnh, lao hai ngạnh, mũi trường, câu liêm, đinh ba và qua chỉ) và hỏa khí (súng lệnh và đạn). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Trong không gian trưng bày, bạch khí chiếm hơn 80%. Trong nhóm bạch khí chủ yếu là loại vũ khí đánh gần và đánh xa, vũ khí phòng ngự chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Hỏa khí chiếm tỉ lệ nhỏ, gồm có súng lệnh và đạn đá. Súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Các vũ khí của thời Lê như câu liêm, giáo, kiếm ngắn, kiếm dài. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Đa số các vũ khí được làm bằng sắt và được chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận công nhận Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 41/QĐ-TTg (đợt 11, năm 2022). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Khu trưng bày chuyên đề thu hút nhiều khách tham quan Việt Nam và nước ngoài. (Ảnh: PV/Vietnam+)
(Vietnam+)