Cận cảnh đoạn bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng đang khẩn cấp gia cố ở Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh xã Phú Thuận và phường Thuận An, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để xử lý.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, trưa 23/10, nhiều phương tiện tất bật chở đá về gia cố đoạn bờ biển bị sạt lở nặng ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo ghi nhận của PV Báo Giao thông, trưa 23/10, nhiều phương tiện tất bật chở đá về gia cố đoạn bờ biển bị sạt lở nặng ở xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trước đó, mưa lớn cùng triều cường, sóng biển ập vào dữ dội đã làm bờ biển đoạn giáp ranh xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP Huế) sạt lở nặng, trong đó có đoạn sạt lở ăn sâu vào đường đi nội bộ khu vực bãi tắm, phá hỏng vỉa hè, làm các gốc phi lao trên vỉa hè nguy cơ ngã đổ.

Trước đó, mưa lớn cùng triều cường, sóng biển ập vào dữ dội đã làm bờ biển đoạn giáp ranh xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP Huế) sạt lở nặng, trong đó có đoạn sạt lở ăn sâu vào đường đi nội bộ khu vực bãi tắm, phá hỏng vỉa hè, làm các gốc phi lao trên vỉa hè nguy cơ ngã đổ.

Đoạn bờ biển bị xâm thực nặng chạy song song tuyến quốc lộ 49B đoạn qua đập Hòa Duân, cách quốc lộ vài trăm mét. Trong đợt lũ lụt lịch sử tháng 11/1999, khu vực này từng bị nước lũ xé toang tạo nên cửa biển mới, sau đó khu vực dải đất ngăn cách giữa biển với phá Tam Giang bị xói lở trên đã được "hàn khẩu".

Đoạn bờ biển bị xâm thực nặng chạy song song tuyến quốc lộ 49B đoạn qua đập Hòa Duân, cách quốc lộ vài trăm mét. Trong đợt lũ lụt lịch sử tháng 11/1999, khu vực này từng bị nước lũ xé toang tạo nên cửa biển mới, sau đó khu vực dải đất ngăn cách giữa biển với phá Tam Giang bị xói lở trên đã được "hàn khẩu".

Thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, bão TRAMI sẽ ảnh hưởng tới đất liền vài ngày tới, nếu không có phương án xử lý khẩn cấp, nguy cơ sạt lở tiếp diễn ăn sâu và cuốn trôi tuyến đường nội bộ bãi tắm, ảnh hưởng lớn đến các nhà hàng dọc theo bờ biển trên tuyến này…

Thời tiết tiếp tục diễn biến bất lợi, bão TRAMI sẽ ảnh hưởng tới đất liền vài ngày tới, nếu không có phương án xử lý khẩn cấp, nguy cơ sạt lở tiếp diễn ăn sâu và cuốn trôi tuyến đường nội bộ bãi tắm, ảnh hưởng lớn đến các nhà hàng dọc theo bờ biển trên tuyến này…

Ngày 22/10, ông Hoàng Hải Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra hiện trường và chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp chính quyền địa phương có phương án xử lý khẩn cấp đoạn sạt lở nghiêm trọng trên.

Ngày 22/10, ông Hoàng Hải Minh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra hiện trường và chỉ đạo lực lượng chức năng phối hợp chính quyền địa phương có phương án xử lý khẩn cấp đoạn sạt lở nghiêm trọng trên.

Sau đó, tập trung xử lý dứt điểm các điểm sạt lở còn lại và có những đánh giá cũng như phương án tổng thể đảm bảo an toàn, chống sạt lở khu vực này.

Sau đó, tập trung xử lý dứt điểm các điểm sạt lở còn lại và có những đánh giá cũng như phương án tổng thể đảm bảo an toàn, chống sạt lở khu vực này.

Ngay trong chiều 22/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận chuyển 2.500m2 vải địa kỹ thuật về hiện trường để các lực lượng gia cố bờ biển. Hơn 300 người gồm lực lượng chức năng và người dân cùng hàng trăm m3 đá cũng đã được huy động, vận chuyển tới để gia cố khẩn cấp đoạn bờ biển bị sạt lở.

Ngay trong chiều 22/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã vận chuyển 2.500m2 vải địa kỹ thuật về hiện trường để các lực lượng gia cố bờ biển. Hơn 300 người gồm lực lượng chức năng và người dân cùng hàng trăm m3 đá cũng đã được huy động, vận chuyển tới để gia cố khẩn cấp đoạn bờ biển bị sạt lở.

Đến chiều 23/10, đoạn bờ biển trên đã được gia cố tạm bằng đá hộc, các xe ô tô vẫn đang tiếp tục vận chuyển đá hộc tới để tiếp tục gia cố bờ biển.

Đến chiều 23/10, đoạn bờ biển trên đã được gia cố tạm bằng đá hộc, các xe ô tô vẫn đang tiếp tục vận chuyển đá hộc tới để tiếp tục gia cố bờ biển.

Theo lãnh đạo UBND xã Phú Thuận, từ nhiều năm nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, Phú Thuận đã được đầu tư xây dựng hơn 2,47km kè biển (kè bờ) và 0,55 km kè ngầm với tổng kinh phí khoảng 400 tỷ đồng, còn 1,9 km chưa được đầu tư, đang tiếp tục sạt lở trong mùa mưa bão.

Theo lãnh đạo UBND xã Phú Thuận, từ nhiều năm nay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, Phú Thuận đã được đầu tư xây dựng hơn 2,47km kè biển (kè bờ) và 0,55 km kè ngầm với tổng kinh phí khoảng 400 tỷ đồng, còn 1,9 km chưa được đầu tư, đang tiếp tục sạt lở trong mùa mưa bão.

Trên đoạn bờ biển qua xã Phú Thuận, hiện có dự án xây dựng kè chống sạt lở đang triển khai thi công.

Trên đoạn bờ biển qua xã Phú Thuận, hiện có dự án xây dựng kè chống sạt lở đang triển khai thi công.

Trong diễn biến liên quan, ngày 22/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP Huế).

Trong diễn biến liên quan, ngày 22/10, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển đoạn giáp ranh giữa xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP Huế).

Theo quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ biển, do ảnh hưởng liên tiếp của các đợt thiên tai trong tháng 9-10/2024, đặc biệt là các đợt mưa lớn, gió mạnh trên biển, sóng lớn, triều cường, nước dâng trong các ngày 19-21/10 đã gây sạt lở đoạn bờ biển dài khoảng 1.000m, ăn sâu vào đất liền từ 70m-100m, nguy cơ mất an toàn tuyến đường liên xã, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và các hộ dân thuộc xã Phú Thuận và phường Thuận An.

Sạt lở bờ biển đã ăn sâu vào đất liền từ 70m-100m, chiều dài khoảng 100m, trong đó đoạn bị sạt lở nặng dài khoảng 300m nằm giáp ranh giữa xã Phú Thuận và phường Thuận An gây phá hỏng vỉa hè, đổ ngã cây phi lao ven đường nội bộ khu vực bãi tắm.

Phạm vi sạt lở đang tiếp tục phát triển nhanh, mở rộng chiều dài và ăn sâu vào đất liền, đe dọa cuốn trôi tuyến đường nội bộ bãi tắm và có nguy cơ rất lớn ảnh hưởng các cơ sở kinh doanh.

Trước tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở xảy ra tại khu vực trên, để ngăn chặn bước đầu nhằm giảm thiểu các thiệt hại do thiên tai gây ra, căn cứ quy định tại Nghị định số 66 của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phú Vang và Chủ tịch UBND TP Huế khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện để phối hợp theo dõi thường xuyên tại hiện trường về tình hình sạt lở, kịp thời có biện pháp ứng phó.

Huy động các nguồn lực hợp pháp theo quy định để thực hiện xử lý ngay từ giờ đầu, hạn chế tình trạng sạt lở, đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng và tài sản cho du khách và nhân dân; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người dân qua lại đảm bảo an toàn trong khu vực.

Tăng cường thông tin, truyền thông để du khách biết về nguy cơ diễn biến sạt lở bờ biển, chủ động các biện pháp phòng tránh, ứng phó…

Ban QLDA Đầu tư xây dựng Công trình NN&PTNT tỉnh chủ trì, khẩn trương lập phương án xử lý khẩn cấp phòng chống sạt lở bờ biển nêu trên, gửi Sở NN&PTNT xem xét, thống nhất phương án; huy động vật tư, phương tiện xe, máy của đơn vị thi công có năng lực để phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng trên địa bàn triển khai xử lý khẩn cấp theo phương án đã thống nhất.

Sở NN&PTNT khẩn trương thẩm định, thống nhất phương án để xử lý khẩn cấp phòng chống sạt lở bờ biển nêu trên; nghiên cứu lập dự án xử lý tổng thể chống sạt lở, xói lở để bảo vệ bờ biển ổn định lâu dài, đảm bảo mỹ quan và khai thác giá trị của bãi biển bền vững, phục vụ dân sinh, phát triển dịch vụ, du lịch và kinh tế địa phương.

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xuất kho khẩn cấp vật tư dự trữ cấp cho Ban QLDA Đầu tư xây dựng Công trình NN&PTNT tỉnh để xử lý khắc phục khẩn cấp đoạn sạt lở nêu trên.

Duy Lợi

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/can-canh-doan-bo-bien-bi-sat-lo-nghiem-trong-dang-khan-cap-gia-co-o-hue-19224102314410573.htm