Cận cảnh dự án cầu vượt sông lớn nhất cao tốc Bến Lức - Long Thành

Cầu Bình Khánh bắc qua sông Soài Rạp, nối huyện Cần Giờ với Nhà Bè (TP.HCM) sau nhiều năm tạm dừng đang được tái khởi động, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024.

Cầu Bình Khánh là một trong những cây cầu lớn nhất thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Sau hơn nửa năm tái khởi động, dự án đã đạt 77% tiến độ.

Cầu Bình Khánh là một trong những cây cầu lớn nhất thuộc dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành. Sau hơn nửa năm tái khởi động, dự án đã đạt 77% tiến độ.

Cầu Bình Khánh được thiết kế theo kiểu dây văng hai mặt phẳng, khởi công từ tháng 8/2015 với tổng vốn đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Đến tháng 12/2018, dự án cầu Bình Khánh phải tạm dừng thi công do vướng mắc nguồn vốn dù thời điểm này đã đạt 70% tiến độ.

Cầu Bình Khánh được thiết kế theo kiểu dây văng hai mặt phẳng, khởi công từ tháng 8/2015 với tổng vốn đầu tư hơn 2.800 tỷ đồng. Đến tháng 12/2018, dự án cầu Bình Khánh phải tạm dừng thi công do vướng mắc nguồn vốn dù thời điểm này đã đạt 70% tiến độ.

Sau gần 5 năm tạm ngưng thi công, cuối tháng 10/2023, nhà thầu đã đổ bê tông thi công trở lại và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024.

Sau gần 5 năm tạm ngưng thi công, cuối tháng 10/2023, nhà thầu đã đổ bê tông thi công trở lại và dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2024.

Độ dài 2 nhịp chính của cầu giữa lòng sông là 375 m, đặt trên hai trụ cầu cao 155 m với móng trụ tháp có kết cấu dạng móng cọc cừ ống thép. Cùng với độ cao của 2 nhịp dây văng, cầu Bình Khánh có tĩnh không thông thuyền lên tới 55m - cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại. Chiều cao khoảng không giữa gầm cầu với mặt nước được thiết kế để phục vụ những tàu thuyền trọng tải lớn thường xuyên lưu thông trên sông Soài Rạp.

Độ dài 2 nhịp chính của cầu giữa lòng sông là 375 m, đặt trên hai trụ cầu cao 155 m với móng trụ tháp có kết cấu dạng móng cọc cừ ống thép. Cùng với độ cao của 2 nhịp dây văng, cầu Bình Khánh có tĩnh không thông thuyền lên tới 55m - cao nhất Việt Nam thời điểm hiện tại. Chiều cao khoảng không giữa gầm cầu với mặt nước được thiết kế để phục vụ những tàu thuyền trọng tải lớn thường xuyên lưu thông trên sông Soài Rạp.

Kỹ sư, công nhân người Nhật Bản và Việt Nam ngày đêm thi công cầu.

Kỹ sư, công nhân người Nhật Bản và Việt Nam ngày đêm thi công cầu.

Công nhân tất bật trên công trường, đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa dự án về đích.

Công nhân tất bật trên công trường, đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa dự án về đích.

Đoạn đường dẫn lên cầu Bình Khánh bờ phía Nhà Bè nối phía Long An cơ bản hoàn thành.

Đoạn đường dẫn lên cầu Bình Khánh bờ phía Nhà Bè nối phía Long An cơ bản hoàn thành.

Đoạn đường dẫn lên cầu Bình Khánh bờ phía Cần Giờ nối với cầu Phước Khánh về phía Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cũng dần hoàn thiện.

Đoạn đường dẫn lên cầu Bình Khánh bờ phía Cần Giờ nối với cầu Phước Khánh về phía Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cũng dần hoàn thiện.

Dự án cao Long Thành - Bến Lức do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 58 km.

Dự án cao Long Thành - Bến Lức do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư với tổng chiều dài 58 km.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua TP.HCM (26,4 km), Long An (2,7 km), và Đồng Nai (28,7 km). Tổng mức đầu tư cập nhật hiện nay là 29.586 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đi qua TP.HCM (26,4 km), Long An (2,7 km), và Đồng Nai (28,7 km). Tổng mức đầu tư cập nhật hiện nay là 29.586 tỷ đồng.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/can-canh-du-an-cau-vuot-song-lon-nhat-cao-toc-ben-luc-long-thanh-ar855945.html