Cận cảnh mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm - Giá trị văn hóa vượt thời gian

Chùa Vĩnh Nghiêm là nơi lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Năm 2012, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu về kiến trúc cổ điển và độc đáo tại Việt Nam. Với tổng diện tích khoảng 1 ha, chùa thể hiện sự cân xứng và hài hòa trong lối kiến trúc.

Chùa Vĩnh Nghiêm, còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi chùa cổ tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích Tam Tổ phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa tiêu biểu về kiến trúc cổ điển và độc đáo tại Việt Nam. Với tổng diện tích khoảng 1 ha, chùa thể hiện sự cân xứng và hài hòa trong lối kiến trúc.

Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2015, chùa được Nhà nước Việt Nam công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng theo lối kiến trúc chùa tháp truyền thống của Việt Nam, bao gồm sự cân đối và quy chuẩn trong việc xây dựng các công trình, với các mái chùa cong và các tòa nhà có hình dáng đặc trưng. Kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm giàu bản sắc của Phật giáo Việt Nam.

Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng theo lối kiến trúc chùa tháp truyền thống của Việt Nam, bao gồm sự cân đối và quy chuẩn trong việc xây dựng các công trình, với các mái chùa cong và các tòa nhà có hình dáng đặc trưng. Kiến trúc của chùa Vĩnh Nghiêm giàu bản sắc của Phật giáo Việt Nam.

 Bên cạnh những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được tổ chức UNESCO công nhận là là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 16/5/2012.

Bên cạnh những nét kiến trúc độc đáo, chùa Vĩnh Nghiêm còn lưu giữ 3.050 mộc bản có giá trị trên nhiều lĩnh vực. Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm đã được tổ chức UNESCO công nhận là là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 16/5/2012.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Hán và chữ Nôm với nhiều kiểu chữ khác nhau như chân thư, thảo thư, lệ thư, hành thư,... Nhiều trang được các nghệ nhân xưa khắc đan xen thêm những bức minh họa đường nét tài hoa tinh tế, bố cục chặt chẽ, hài hòa, xứng đáng là tác phẩm đồ họa có giá trị thẩm mỹ cao.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Hán và chữ Nôm với nhiều kiểu chữ khác nhau như chân thư, thảo thư, lệ thư, hành thư,... Nhiều trang được các nghệ nhân xưa khắc đan xen thêm những bức minh họa đường nét tài hoa tinh tế, bố cục chặt chẽ, hài hòa, xứng đáng là tác phẩm đồ họa có giá trị thẩm mỹ cao.

Một số mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Nôm, là loại văn tự của riêng người Việt Nam, ra đời từ thế kỷ XII, khác biệt với các loại văn tự khác trên thế giới. Đây cũng là bước ngoặt đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam, được sử dụng một cách có hệ thống trong trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các cao tăng Thiền phái Trúc Lâm, cũng như các tri thức đương thời.

Một số mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Nôm, là loại văn tự của riêng người Việt Nam, ra đời từ thế kỷ XII, khác biệt với các loại văn tự khác trên thế giới. Đây cũng là bước ngoặt đánh dấu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Việt Nam, được sử dụng một cách có hệ thống trong trước tác của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các cao tăng Thiền phái Trúc Lâm, cũng như các tri thức đương thời.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều lĩnh vực. Về mặt y học, mộc bản là sự đúc kết, kế thừa kinh nghiệm dân gian, khảo nghiệm, tinh túy về y dược phương Đông thời bấy giờ. Về mỹ học, mộc bản được khắc công phu, cầu kỳ, tốn kém nhiều công sức. Người thợ khắc gỗ Việt Nam phải là người đa năng: giỏi chữ Hán, chữ Nôm, có bàn tay khéo léo, có con mắt tinh tường, bản tính kiên trì, nhẫn nại, thận trọng và trình độ thẩm mỹ cao mới tạo ra được các mộc bản này.

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều lĩnh vực. Về mặt y học, mộc bản là sự đúc kết, kế thừa kinh nghiệm dân gian, khảo nghiệm, tinh túy về y dược phương Đông thời bấy giờ. Về mỹ học, mộc bản được khắc công phu, cầu kỳ, tốn kém nhiều công sức. Người thợ khắc gỗ Việt Nam phải là người đa năng: giỏi chữ Hán, chữ Nôm, có bàn tay khéo léo, có con mắt tinh tường, bản tính kiên trì, nhẫn nại, thận trọng và trình độ thẩm mỹ cao mới tạo ra được các mộc bản này.

Kích thước của các mộc bản không giống nhau và tùy theo từng loại kinh sách. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm, trong khi bản nhỏ nhất chỉ khoảng 15 x 20cm. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong việc sản xuất và lưu trữ tài liệu tôn giáo.

Kích thước của các mộc bản không giống nhau và tùy theo từng loại kinh sách. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm, trong khi bản nhỏ nhất chỉ khoảng 15 x 20cm. Điều này cho thấy sự linh hoạt trong việc sản xuất và lưu trữ tài liệu tôn giáo.

Quy trình khắc in mộc bản chùa gồm 4 bước. Bước 1 là tuyển chọn văn bản. Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất, quyết định bản in ra theo hình thức nào. Tiếp theo là chuẩn bị ván, giấy và mực. Ván phải có sức bền, hút mực tốt và nhả mực tốt. Thông thường, những loại gỗ được lựa chọn gồm lê, táo, tử, thị, lồng mực. Đôi khi, người xưa còn sử dụng gỗ hoàng dương, ngân hạnh, bạch dương,... Giấy in thường là giấy dó, nhưng đôi khi cũng sử dụng giấy được sản xuất từ Trung Quốc.

Quy trình khắc in mộc bản chùa gồm 4 bước. Bước 1 là tuyển chọn văn bản. Đây là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất, quyết định bản in ra theo hình thức nào. Tiếp theo là chuẩn bị ván, giấy và mực. Ván phải có sức bền, hút mực tốt và nhả mực tốt. Thông thường, những loại gỗ được lựa chọn gồm lê, táo, tử, thị, lồng mực. Đôi khi, người xưa còn sử dụng gỗ hoàng dương, ngân hạnh, bạch dương,... Giấy in thường là giấy dó, nhưng đôi khi cũng sử dụng giấy được sản xuất từ Trung Quốc.

Bước 3 là viết nội dung đã được lựa chọn lên giấy, sau đó hiệu chỉnh lại chính xác nội dung đã viết. Dùng các công cụ như dao, nạc, tạc, dùi để bỏ đi phần trắng, giữ lại phần trắng, giữ lại phần viết trên ván. Khắc các nét thuận tay theo tay người thợ. Chữ phải khắc từng hàng một, sau khi khắc xong dùng nước để rửa sạch mùn còn lưu lại trên mặt ván. Cuối cùng, ngâm ván vào nước để ván ngấm nước. Mực được bôi đều trên mặt ván bằng chổi thông, sau đó úp giấy lên trên, dùng chổi xoa đều.

Bước 3 là viết nội dung đã được lựa chọn lên giấy, sau đó hiệu chỉnh lại chính xác nội dung đã viết. Dùng các công cụ như dao, nạc, tạc, dùi để bỏ đi phần trắng, giữ lại phần trắng, giữ lại phần viết trên ván. Khắc các nét thuận tay theo tay người thợ. Chữ phải khắc từng hàng một, sau khi khắc xong dùng nước để rửa sạch mùn còn lưu lại trên mặt ván. Cuối cùng, ngâm ván vào nước để ván ngấm nước. Mực được bôi đều trên mặt ván bằng chổi thông, sau đó úp giấy lên trên, dùng chổi xoa đều.

Một điểm đặc biệt của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là chất lượng bảo tồn vượt thời gian. Bề mặt các ván in thường được phủ một lớp màu đen bóng, là dấu vết của mực in còn sót lại trên bề mặt bản khắc sau những lần in ấn. Lớp mực in này bảo vệ các bản khắc khỏi bị mối mọt và ẩm mốc, giúp chúng tồn tại qua hàng trăm năm mà không hề bị hao mòn.

Một điểm đặc biệt của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là chất lượng bảo tồn vượt thời gian. Bề mặt các ván in thường được phủ một lớp màu đen bóng, là dấu vết của mực in còn sót lại trên bề mặt bản khắc sau những lần in ấn. Lớp mực in này bảo vệ các bản khắc khỏi bị mối mọt và ẩm mốc, giúp chúng tồn tại qua hàng trăm năm mà không hề bị hao mòn.

Mai Trang/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/di-san/can-canh-moc-ban-chua-vinh-nghiem-gia-tri-van-hoa-vuot-thoi-gian-post1114778.vov