Cận cảnh nhà vệ sinh công cộng hiện đại 600 triệu đồng vừa khánh thành tại TPHCM

Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam cho biết chi phí đầu tư cho công trình ước trên 600 triệu đồng, từ nguồn xã hội hóa. Đây là sản phẩm nhà vệ sinh công cộng tối ưu nhất từ trước đến nay.

Tối 28/5, Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam (VTA) tổ chức bàn giao hai nhà vệ sinh công cộng cho UBND quận 1 (TPHCM) nhằm đưa vào khai thác, phục vụ người dân và du khách trên địa bàn thành phố.

Hai nhà vệ sinh này được đặt tại số 8 đường Nguyễn Trung Trực và số 135 đường Nguyễn Huệ (Thương xá Tax).

Đến dự lễ khánh thành có Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương Nguyễn Phạm Duy Trang.

Lãnh đạo Trung ương Đoàn cùng đại diện đối tác xây dựng công trình nhà vệ sinh tại lễ khánh thành tối 28/5.

Lãnh đạo Trung ương Đoàn cùng đại diện đối tác xây dựng công trình nhà vệ sinh tại lễ khánh thành tối 28/5.

Nhà vệ sinh công cộng trên đạt chuẩn quốc tế ASEAN, gồm một buồng vệ sinh và ki-ốt quản lý, trưng bày các sản phẩm OCOP. Dự án phục vụ hoàn toàn miễn phí lâu dài cho người dân và du khách.

Ông Lê Văn Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà vệ sinh Việt Nam cho biết, chi phí đầu tư cho mỗi nhà vệ sinh công cộng là trên 600 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa. Đây là sản phẩm nhà vệ sinh công cộng tối ưu nhất từ trước đến nay, phù hợp với nét văn hóa ứng xử với bạn bè quốc tế cũng như nhu cầu của người dân trong nước.

Hệ thống các thao tác điều khiển đều sử dụng cảm biến không chạm giúp người sử dụng tránh bị lây nhiễm chéo và đảm bảo độ an toàn cao.

Hệ thống các thao tác điều khiển đều sử dụng cảm biến không chạm giúp người sử dụng tránh bị lây nhiễm chéo và đảm bảo độ an toàn cao.

Sàn nhà vệ sinh được tự động xịt rửa theo chu trình sử dụng hoặc sau một khoảng thời gian nhất định.

Sàn nhà vệ sinh được tự động xịt rửa theo chu trình sử dụng hoặc sau một khoảng thời gian nhất định.

Bảng nhận diện nhà vệ sinh và camera giám sát được lắp đặt bên ngoài nhà vệ sinh.

Bảng nhận diện nhà vệ sinh và camera giám sát được lắp đặt bên ngoài nhà vệ sinh.

Hai nhà vệ sinh công cộng này có nhiều tính năng hiện đại, tiện ích như: cửa tự động đóng/mở khi người sử dụng chạm cảm ứng bên ngoài hoặc bên trong; quản lý, báo cáo sự cố từ xa thông qua mạng internet; trang bị hệ thống bơm xịt rửa công suất cao, vệ sinh sàn nhà tự động theo chu trình sử dụng hoặc sau một khoảng thời gian nhất định; trang bị cảm biến radar phát hiện và giám sát sự hiện diện của con người 24/24... Tất cả nút nhấn sử dụng đều là nút nhấn không chạm giúp tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Thông tin hướng dẫn sử dụng, cảnh báo bằng giọng nói song ngữ Anh – Việt. Công trình sử dụng nguồn điện an toàn 24VDC và RCBO chống giật…

Đặc biệt, các tính năng đều được kết nối internet, một khi các tính năng phát sinh lỗi hoặc hư hại, hết nước, hết giấy… thì đều đưa ra cảnh báo bằng tin nhắn về hệ thống máy chủ của VTA. Từ đó, người quản lý hệ thống sẽ nhanh chóng xử lý sửa chữa, thay thế.

Công trình nhà vệ sinh thông minh, hiện đại mang lại cảm giác thoải mái cho người dân và du khách mỗi khi sử dụng.

Công trình nhà vệ sinh thông minh, hiện đại mang lại cảm giác thoải mái cho người dân và du khách mỗi khi sử dụng.

Theo kế hoạch, mô hình nhà vệ sinh công cộng thông minh, hiện đại này sẽ được nhân rộng trên toàn địa bàn TPHCM.

Theo tính toán của VTA, TPHCM cần khoảng 1.000 nhà vệ sinh công cộng. Trong năm 2023, VTA sẽ cùng các đơn vị thực hiện xây dựng 200 nhà vệ sinh công cộng và đến năm 2025 sẽ xây dựng xong khoảng 500 nhà vệ sinh công cộng với nguồn vốn xã hội hóa.

Ngô Tùng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/can-canh-nha-ve-sinh-cong-cong-hien-dai-600-trieu-dong-vua-khanh-thanh-tai-tphcm-post1538225.tpo