Cận cảnh những báu vật trong bảo tàng cung đình trăm tuổi ở cố đô Huế

Được thành lập năm 1923, Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế là một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam và hiện là nơi trưng bày nhiều báu vật vô giá.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Museé Khải Định (Bảo tàng Khải Định) là một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam. Hiện là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 11.000 hiện vật, trong đó có 8 hiện vật/bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế được thành lập năm 1923 với tên gọi ban đầu là Museé Khải Định (Bảo tàng Khải Định) là một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam. Hiện là nơi lưu giữ, bảo quản và trưng bày hơn 11.000 hiện vật, trong đó có 8 hiện vật/bộ hiện vật với 33 hiện vật đơn lẻ được Thủ tướng công nhận là bảo vật quốc gia.

Ngai vàng của Hoàng đế triều Nguyễn (niên đại 1902 – 1945). Ngai gắn liền với 13 vị hoàng đế triều Nguyễn trong 143 năm cầm quyền của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Đây là hiện vật độc bản, duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn với tuổi đời hơn 200 năm. Hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Ngai vàng của Hoàng đế triều Nguyễn (niên đại 1902 – 1945). Ngai gắn liền với 13 vị hoàng đế triều Nguyễn trong 143 năm cầm quyền của triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Đây là hiện vật độc bản, duy nhất còn lưu giữ được nguyên vẹn với tuổi đời hơn 200 năm. Hiện vật được công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2015.

Long sàng của Hoàng đế Khải Định (1916-1925) được thiết kế theo kiểu dáng Louis XV. Long sàng được trang trí rồng mây, hoa lá bằng kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng, sơn son thiếp vàng truyền thống của người Việt.

Long sàng của Hoàng đế Khải Định (1916-1925) được thiết kế theo kiểu dáng Louis XV. Long sàng được trang trí rồng mây, hoa lá bằng kỹ thuật chạm nổi, chạm lộng, sơn son thiếp vàng truyền thống của người Việt.

Quả cầu cửu long thời Nguyễn (1802 - 1945) được làm bằng chất liệu gỗ, thiếp vàng. Đây là Bảo vật trang trí thư phòng nhà vua.

Quả cầu cửu long thời Nguyễn (1802 - 1945) được làm bằng chất liệu gỗ, thiếp vàng. Đây là Bảo vật trang trí thư phòng nhà vua.

Bức phù điêu bằng đá chạm khắc phong cảnh, điển tích, bài ngự chế và bài minh của Hoàng đế Minh Mạng (1820 – 1841); hai bên là hai cổ vật cành vàng lá ngọc (cây lựu) đời vua Đồng Khánh (1855 – 1899).

Bức phù điêu bằng đá chạm khắc phong cảnh, điển tích, bài ngự chế và bài minh của Hoàng đế Minh Mạng (1820 – 1841); hai bên là hai cổ vật cành vàng lá ngọc (cây lựu) đời vua Đồng Khánh (1855 – 1899).

Trấn phong (phúc, lộc, thọ, toàn) bằng bạc trang trí hoa lá, “lưỡng long chầu nhật”, “hổ phù hàm thọ”, “tùng - hạc”, “chúc - tước”… cùng các cổ vật Bình hoa bằng đồng.

Trấn phong (phúc, lộc, thọ, toàn) bằng bạc trang trí hoa lá, “lưỡng long chầu nhật”, “hổ phù hàm thọ”, “tùng - hạc”, “chúc - tước”… cùng các cổ vật Bình hoa bằng đồng.

Các cổ vật được sử dụng kỹ nghệ pháp lam triều vua Minh Mạng (1820 – 1841).

Các cổ vật được sử dụng kỹ nghệ pháp lam triều vua Minh Mạng (1820 – 1841).

Kiệu của Hoàng đế Bảo Đại (1926 – 1945) dùng để đi lại trong hoàng cung (Đại nội Huế).

Kiệu của Hoàng đế Bảo Đại (1926 – 1945) dùng để đi lại trong hoàng cung (Đại nội Huế).

Bình sứ Meudon của Pháp (1861). Đây là quà tặng bang giao của Chính phủ Pháp nhân ngày đăng quang của Hoàng đế Hiệp Hòa (1883) và cặp bình hoa men trắng mạ vàng của Pháp, thế kỷ XIX.

Bình sứ Meudon của Pháp (1861). Đây là quà tặng bang giao của Chính phủ Pháp nhân ngày đăng quang của Hoàng đế Hiệp Hòa (1883) và cặp bình hoa men trắng mạ vàng của Pháp, thế kỷ XIX.

Các cổ vật chuông hình đuôi cá; chuông “Chu hiệp nhĩ chung” dùng trong nghi lễ và bình vôi.

Các cổ vật chuông hình đuôi cá; chuông “Chu hiệp nhĩ chung” dùng trong nghi lễ và bình vôi.

Áo lễ phục của Hoàng đế Khải Định (1916 – 1925).

Áo lễ phục của Hoàng đế Khải Định (1916 – 1925).

Vạc đồng niên đại 1677 được đúc dưới thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) có trọng lượng 560 cân (tương đương 338kg).

Vạc đồng niên đại 1677 được đúc dưới thời Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) có trọng lượng 560 cân (tương đương 338kg).

Chuông đồng thời Nguyễn (1802 - 1945) có trọng lượng 254kg và được sử dụng trong các nghi lễ cung đình triều Nguyễn xưa.

Chuông đồng thời Nguyễn (1802 - 1945) có trọng lượng 254kg và được sử dụng trong các nghi lễ cung đình triều Nguyễn xưa.

Bản thân trụ sở của Bảo tàng Cung đình Huế hiện nay cũng là một di tích. Nó chính là điện Long An - công trình được xây dựng năm 1845 dưới thời Hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847). Đây là công trình mang phong cách kiến trúc cung đình Huế theo kiểu nhà kép (trùng thiềm điệp ốc), được trang trí rất tinh xảo với các chi tiết chạm trổ, khảm cẩn xương, ngà, xà cừ… Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc cung đình đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay.

Bản thân trụ sở của Bảo tàng Cung đình Huế hiện nay cũng là một di tích. Nó chính là điện Long An - công trình được xây dựng năm 1845 dưới thời Hoàng đế Thiệu Trị (1841-1847). Đây là công trình mang phong cách kiến trúc cung đình Huế theo kiểu nhà kép (trùng thiềm điệp ốc), được trang trí rất tinh xảo với các chi tiết chạm trổ, khảm cẩn xương, ngà, xà cừ… Đây cũng là một trong những công trình kiến trúc cung đình đẹp nhất Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay.

Nguồn VTC: https://vtc.vn/can-canh-nhung-bau-vat-trong-bao-tang-cung-dinh-tram-tuoi-o-co-do-hue-ar844155.html