Cận cảnh siêu robot khoan hầm metro xuyên đường Kim Mã

Sau 25 ngày vận hành, máy đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội đã tiến được gần 100m đi thẳng hướng về phía ga ngầm S10 (Cát Linh).

Theo Ban QLDA Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), đến hết ngày 25/8, máy đào hầm TBM của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đã đào được gần 100m. Tốc độ đào hầm có chậm trễ trong những ngày đầu nhưng đến nay đã duy trì ổn định 10-12m/ngày đêm. Máy khoan hầm đi thẳng hướng về phía ga ngầm S10 (Cát Linh). Máy được đảm bảo đi đúng hướng dựa vào hệ thống toàn đạc đặt dọc lý trình, kết hợp với các cảm biến ở mũi khoan.

Theo Ban QLDA Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), đến hết ngày 25/8, máy đào hầm TBM của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội đã đào được gần 100m. Tốc độ đào hầm có chậm trễ trong những ngày đầu nhưng đến nay đã duy trì ổn định 10-12m/ngày đêm. Máy khoan hầm đi thẳng hướng về phía ga ngầm S10 (Cát Linh). Máy được đảm bảo đi đúng hướng dựa vào hệ thống toàn đạc đặt dọc lý trình, kết hợp với các cảm biến ở mũi khoan.

Tổng số kỹ sư và công nhân là hơn 150 người. Hiện, trên công trường có các kỹ sư đến từ Việt Nam, Italy, Ấn Độ, Ecuador, Colombia và Trung Quốc. Trong đó, những công tác chính như vận hành máy TBM, vận hành cánh tay robot lắp vỏ hầm, thay đầu cắt…

Tổng số kỹ sư và công nhân là hơn 150 người. Hiện, trên công trường có các kỹ sư đến từ Việt Nam, Italy, Ấn Độ, Ecuador, Colombia và Trung Quốc. Trong đó, những công tác chính như vận hành máy TBM, vận hành cánh tay robot lắp vỏ hầm, thay đầu cắt…

Ở phía đầu mũi khoan, đất thải trong quá trình đào được chuyển ra ngoài thông qua băng tải.

Ở phía đầu mũi khoan, đất thải trong quá trình đào được chuyển ra ngoài thông qua băng tải.

Địa chất ở tầng này chủ yếu là đất sét. Máy đào phải liên tục phun nước làm mềm đất để có thể chuyển ra ngoài. Các thùng chứa đất thải được cần cẩu đưa lên mặt đất và đổ xuống một bể chứa nằm bên cạnh ga ngầm.

Địa chất ở tầng này chủ yếu là đất sét. Máy đào phải liên tục phun nước làm mềm đất để có thể chuyển ra ngoài. Các thùng chứa đất thải được cần cẩu đưa lên mặt đất và đổ xuống một bể chứa nằm bên cạnh ga ngầm.

MRB cho biết, tốc độ đào hầm phụ thuộc vào tính chất địa chất xung quanh cũng như các yếu tố logistics, để giảm tối đa việc ảnh hưởng đến các công trình trên mặt đất.

MRB cho biết, tốc độ đào hầm phụ thuộc vào tính chất địa chất xung quanh cũng như các yếu tố logistics, để giảm tối đa việc ảnh hưởng đến các công trình trên mặt đất.

Kỹ sư Vũ Trung Hiếu - giám sát đào hầm thuộc nhà thầu FECON chia sẻ: "Quá trình khoan hầm chưa gặp địa chất đá mồ côi nhưng gặp đất sét cứng khi khoan cũng gây tốn nhiều thời gian. Vì trong quá trình khoan nhiều khi phải dừng lại để vệ sinh".

Kỹ sư Vũ Trung Hiếu - giám sát đào hầm thuộc nhà thầu FECON chia sẻ: "Quá trình khoan hầm chưa gặp địa chất đá mồ côi nhưng gặp đất sét cứng khi khoan cũng gây tốn nhiều thời gian. Vì trong quá trình khoan nhiều khi phải dừng lại để vệ sinh".

Quan sát của PV Báo Giao thông bên trong môi trường đào hầm liên tục có tiếng ồn lớn. Công nhân ở đây được trang bị bịt tai để giảm ảnh hưởng.

Quan sát của PV Báo Giao thông bên trong môi trường đào hầm liên tục có tiếng ồn lớn. Công nhân ở đây được trang bị bịt tai để giảm ảnh hưởng.

Cần cẩu đưa xuống ga ngầm các tấm bê tông vỏ hầm. Các tấm vỏ hầm này lại được đưa vào bên trong thông qua đường ray.

Cần cẩu đưa xuống ga ngầm các tấm bê tông vỏ hầm. Các tấm vỏ hầm này lại được đưa vào bên trong thông qua đường ray.

Cứ đào được 1,5m, mũi khoan lại tạm dừng hoạt động để lắp vỏ hầm. Các tấm vỏ hầm được đưa vào vị trí nhờ một cánh tay robot.

Cứ đào được 1,5m, mũi khoan lại tạm dừng hoạt động để lắp vỏ hầm. Các tấm vỏ hầm được đưa vào vị trí nhờ một cánh tay robot.

6 tấm bê tông vỏ hầm sẽ được khớp với nhau để tạo thành một vòng tròn. Trong đó, tấm nhỏ nhất có chức năng như một "khóa chốt".

6 tấm bê tông vỏ hầm sẽ được khớp với nhau để tạo thành một vòng tròn. Trong đó, tấm nhỏ nhất có chức năng như một "khóa chốt".

Dự kiến, sau khi máy TBM thứ nhất đào được 240m, máy TBM thứ 2 mang tên "Táo bạo" sẽ bắt đầu vận hành. Cả hai máy sẽ hoạt động song song và mất khoảng 16 tháng để hoàn thành toàn bộ 4km đường hầm từ ga S9 (Kim Mã) đến ga S12 (Ga Hà Nội). Song song với quá trình thi công tuyến hầm bằng TBM, các hạng mục thi công khác của đoạn tuyến ngầm (dốc hạ ngầm, các ga ngầm, gara và đường chuyển làn) vẫn tiếp tục triển khai song song theo đúng kế hoạch.

Dự kiến, sau khi máy TBM thứ nhất đào được 240m, máy TBM thứ 2 mang tên "Táo bạo" sẽ bắt đầu vận hành. Cả hai máy sẽ hoạt động song song và mất khoảng 16 tháng để hoàn thành toàn bộ 4km đường hầm từ ga S9 (Kim Mã) đến ga S12 (Ga Hà Nội). Song song với quá trình thi công tuyến hầm bằng TBM, các hạng mục thi công khác của đoạn tuyến ngầm (dốc hạ ngầm, các ga ngầm, gara và đường chuyển làn) vẫn tiếp tục triển khai song song theo đúng kế hoạch.

Biển Ngọc

Lê Tươi

Nguồn Giao Thông: https://www.baogiaothong.vn/can-canh-sieu-robot-khoan-ham-metro-duong-kim-ma-192240826195508572.htm