Cận cảnh tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Ngày 1/2, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội chính thức triển khai thí điểm tuyến đường ưu tiên cho xe đạp - 'Đường ven sông Tô Lịch'. Đây là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn Thủ đô.

Đây là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội.

Đây là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên ở Hà Nội.

Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông phần đường này từ đường cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ.

Sở GTVT Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông phần đường này từ đường cho người đi bộ thành đường ưu tiên cho xe đạp và người đi bộ.

Trong đó, đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều với chiều rộng 3m dọc ven sông Tô Lịch. Đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng.

Trong đó, đường cho xe đạp tổ chức giao thông hai chiều với chiều rộng 3m dọc ven sông Tô Lịch. Đường đi bộ rộng 1m bố trí phía đường Láng.

Đây là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn Thủ đô nhằm tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng và sử dụng xe đạp. Tuyến đường dành riêng cho xe đạp cũng là nền tảng để kết nối các loại hình vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt.

Đây là tuyến đường ưu tiên cho xe đạp đầu tiên trên địa bàn Thủ đô nhằm tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng và sử dụng xe đạp. Tuyến đường dành riêng cho xe đạp cũng là nền tảng để kết nối các loại hình vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt.

Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên phần đường này là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người, các loại xe đạp điện không được phép đi vào.

Loại hình xe đạp được phép tham gia giao thông trên phần đường này là xe đạp di chuyển hoàn toàn bằng sức người, các loại xe đạp điện không được phép đi vào.

Hạ tầng dành riêng cho tuyến đường đã hoàn thiện.

Hạ tầng dành riêng cho tuyến đường đã hoàn thiện.

Xe đạp trên tuyến này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao.

Xe đạp trên tuyến này được kết nối với đường xe đạp đi chung trên các tuyến đường khác như Láng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, Lê Văn Lương... thông qua các nút giao.

Dọc tuyến đường dài khoảng 2,7km, có 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng chờ xe buýt; một trạm xe đạp tại ga S8 của đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, còn lại tại ga Láng của metro Cát Linh - Hà Đông đã có một trạm.

Dọc tuyến đường dài khoảng 2,7km, có 6 trạm xe đạp công cộng gần các điểm dừng chờ xe buýt; một trạm xe đạp tại ga S8 của đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội, còn lại tại ga Láng của metro Cát Linh - Hà Đông đã có một trạm.

Nhiều người dân kỳ vọng, tuyến đường dành riêng cho xe đạp này sẽ là điểm nhấn của Thủ đô; đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân di chuyển và kết nối các phương tiện vận tải khối lớn.

Nhiều người dân kỳ vọng, tuyến đường dành riêng cho xe đạp này sẽ là điểm nhấn của Thủ đô; đồng thời góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân di chuyển và kết nối các phương tiện vận tải khối lớn.

Theo Sở GTVT Hà Nội, mục tiêu của tuyến này nhằm từng bước đồng bộ hạ tầng kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang vận hành và tuyến Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác thương mại đoạn trên cao vào tháng 6 tới đây.

Theo Sở GTVT Hà Nội, mục tiêu của tuyến này nhằm từng bước đồng bộ hạ tầng kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang vận hành và tuyến Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác thương mại đoạn trên cao vào tháng 6 tới đây.

Ngọc Nga

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/can-canh-tuyen-duong-danh-rieng-cho-xe-dap-o-ha-noi-post503388.html