Cân đối nguồn lực để thực hiện Luật Nhà giáo

Chiều 17/9, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp mở rộng để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Nhà giáo. Đây là dự luật lần đầu tiên được xây dựng nhằm thể chế hóa các tiêu chuẩn, quyền, nghĩa của nhà giáo, là lực lượng đông đảo và đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục.

Dự thảo lần thứ 5 Luật Nhà giáo gồm 9 chương và 71 điều. Đáng chú ý, dự thảo luật lần này đã bỏ điều khoản quy định nhà giáo cần có “chứng chỉ hành nghề”, đây là nội dung thu hút nhiều tranh luận trước đó.

Tăng cường chế độ đãi ngộ, cụ thể là tăng lương cho giáo viên là một trong những điểm nổi bật của dự thảo luât lần này. Việc tăng cường chế độ đãi ngộ tất yếu sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn lực tài chính, tuy nhiên theo các đại biểu, hồ sơ luật chưa thể hiện đầy đủ điều này.

Việc hưởng các chính sách đãi ngộ cần được thực hiện đồng bộ với nhà giáo tại cả cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, và nên dựa trên các tiêu chuẩn phân loại giáo viên thống nhất.

Tuy nhiên, quy định tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà công lập có thể mâu thuẫn với bộ luật Lao động. Bởi bộ luật này quy định tiền lương thực hiện theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát, làm rõ điều này.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Đỗ Minh - Như Huỳnh

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/can-doi-nguon-luc-de-thuc-hien-luat-nha-giao-236376.htm