Cân nhắc kỹ việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Chiều 27/11, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nên cân nhắc kỹ lưỡng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường là khẳng định mà nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre, báo cáo đánh giá tác động cho thấy, tỉ lệ tiêu thụ nước giải khát đã giảm gấp 5 lần tỷ lệ tăng tiêu thụ nước giải khát trung bình nhiều năm, mặc dù chưa có biện pháp áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường. Hơn nữa, báo cáo đánh giá tác động cũng chưa nêu rõ mối tương quan giữa tỉ lệ người bị béo phì với tỉ lệ tiêu thụ nước giải khát có đường và mối tương quan giữa tỉ lệ người bị béo phì do tỷ lệ nước giải khát có hàm lượng đường cao hơn 5g trên 100ml được người béo phì tiêu thụ mỗi năm.
Trong khi đó, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, đại biểu Quốc hội tỉnh Đà Nẵng, cho rằng, cần xem xét nghiên cứu áp thuế đối với nước giải khát có đường bởi trên thực tế, nhiều loại nước có hàm lượng đường cao hơn nước giải khát có đường.
Thực tiễn cho thấy không phải quốc gia nào áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát có đường cũng đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân béo phì. Do đó, cần đánh giá tác động kỹ lưỡng và toàn diện và hiệu quả của việc bổ sung mặt hàng này và đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để giảm mục tiêu của chính sách và bảo vệ sức khỏe người dân.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!