Cần phân biệt khuyết giới & phạm giới
HỎI: Tôi là Phật tử, lúc đi mua sắm hay ăn uống, người thungân tính tiền sai (tôi trả ít hơn đáng ra phải trả), nếu về đến nhà mới pháthiện thì tôi có phạm giới trộm cắp không? Nếu tôi dò hóa đơn, phát hiện ra saisót nhưng im lặng hưởng lợi thì tôi có phạm giới trộm cắp không? Nếu đã phạm giơíthì có sám hối được không?
(N.K, lamthedu…@yahoo.com.vn)
Ảnh minh họa
ĐÁP: Bạn N.K thân mến!
Giữ giới không trộm cướp là phẩm chất đạo đức quan trọngcủa người Phật tử. Người Phật tử sau khi thọ giới cần phải cầu học hay tự học vềgiới pháp của mình nhằm biết rõ những vấn đề liên quan đến giới để thọ trì.
Giới không trộm cướp cũng giống như các giới khác đều cókhuyết giới và phạm giới. Nếu cố ý trộm cướp vật có giá trị đến 5 tiền (tuỳtheo từng quốc gia, tương đương với mức án tử hình hay trục xuất khỏi nước) thìphạm giới, không thể sám hối. Còn lại thì chỉ bị khuyết giới, giới bị tổn giảmnhiều hay ít tùy mức độ vi phạm, nếu thành tâm sám hối và phục thiện thì sẽ hếttội.
Bạn đi mua sắm nếu thu ngân tính tiền sai (bạn được lợi),về đến nhà mới biết thì dĩ nhiên bạn không phạm. Trong trường hợp bạn chủ độngkiểm tra và phát hiện sai sót (có lợi cho bạn) nhưng im lặng để hưởng lợi thì bạnđã phạm khuyết giới.
Để sám hối lỗi này, bạn nên đối trước vị thầy hay người bạnđồng tu có đạo đức, thành tâm phát lồ, bày tỏ sám hối. Sau khi đối thú sám hôíđúng như pháp xong thì tội lỗi khuyết giới được tiêu trừ. Bạn cần phát tâm bốthí và nguyện không tái phạm để vun bồi công đức.
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)
Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//tuvantamlinh/2019/11/08/1356d9/