Cần số hóa việc quản lý sức khỏe người dân
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội có đề cập vấn đề về trường hợp người bệnh nặng, vượt quá năng lực điều trị của tuyến y tế cơ sở nhưng không chuyển tuyến cho bệnh nhân.
Giấy chuyển viện (giấy chuyển tuyến) có ý nghĩa quan trọng, cần thiết trong việc cung cấp các thông tin cơ bản như: cơ sở đã điều trị, lý do bệnh nhân chuyển tuyến, tình trạng bệnh, lịch sử điều trị, tóm tắt bệnh án... giúp cơ sở tiếp nhận có thông tin kịp thời, tổng quát về người bệnh, đồng thời cung cấp thông tin thể hiện quyền lợi, mức hưởng của người tham gia BHYT để phục vụ việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT.
Mới đây, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội có đề cập vấn đề về trường hợp người bệnh nặng, vượt quá năng lực điều trị của tuyến y tế cơ sở nhưng không chuyển tuyến cho bệnh nhân.
Liên quan vấn đề này, bà Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế đang nghiên cứu 2 hướng. Thứ nhất, quy định trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Nếu vì yêu cầu chuyên môn mà không chuyển bệnh nhân khi vượt quá năng lực của cơ sở, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bệnh, thậm chí có thể gây tai biến cho người bệnh thì cơ sở phải chịu trách nhiệm. Các quy định về chế tài kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, có thể là đình chỉ hoạt động hoặc có những biện pháp khác theo quy định về chuyển tuyến.
Thứ hai, Bộ Y tế đang cố gắng nghiên cứu để có thể thực hiện theo lộ trình về tiêu chí đối với một số trường hợp cụ thể, trường hợp bệnh nặng như thế nào, đến mức nào… thì phải chuyển tuyến trên, đảm bảo công khai, minh bạch trong chuyển tuyến.
Tiến tới áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Hiện nay trong đề án 06 của Chính phủ, Bộ Y tế đang xúc tiến chuẩn bị phối hợp với Bộ Công an để ứng dụng các giấy chuyển tuyến, khám lại vào hệ thống VssID hoặc VNeID, người bệnh chỉ cần điện thoại, mã BHYT, mã giấy chuyển tuyến khi đến bất cứ cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên được chuyển đến trình là có thể khám chữa bệnh. Các bệnh viện thực hiện ký số thay cho ký giấy thông thường.
Đồng thời, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sĩ gia đình với cơ chế chuyển tuyến thuận tiện, bác sĩ gia đình có thể chuyển người bệnh lên tuyến trung ương phù hợp với tình trạng bệnh.
Để làm được việc này, cần phải số hóa việc quản lý sức khỏe người dân, cung cấp thông tin chuyển tuyến cũng như công khai các danh mục chuyên môn kỹ thuật... Đây cũng là giải pháp để người bệnh biết được thông tin và các cơ sở khám chữa bệnh cũng thuận lợi hơn trong việc chuyển tuyến, giảm tối đa các phiền hà cho người bệnh.
Ví dụ như khi được phê duyệt danh mục kỹ thuật, bệnh viện tuyến huyện, thậm chí là tuyến tỉnh, nơi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải căn cứ vào danh mục này và năng lực của cơ sở để cân nhắc việc chuyển ngang bệnh nhân tới các cơ sở y tế cùng hạng mà có kỹ thuật đó, để người dân vẫn được hưởng đúng tuyến khám chữa bệnh BHYT.
Bên cạnh đó, có những giải pháp chúng ta có thể đổi mới ngay lập tức và quy định cụ thể rõ ràng. Ví dụ như, khi được phê duyệt danh mục kỹ thuật, bệnh viện tuyến huyện, thậm chí là tuyến tỉnh, nơi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải căn cứ vào danh mục này và năng lực của cơ sở để cân nhắc việc chuyển ngang bệnh nhân tới các cơ sở y tế cùng hạng mà có kỹ thuật đó, để người dân vẫn được hưởng đúng tuyến khám chữa bệnh BHYT.
"Khi đó, người bệnh không nhất thiết phải có giấy chuyển tuyến và không phải chuyển đến cơ sở không có kỹ thuật và dịch vụ đó. Hoặc trường hợp cơ sở không có đủ thuốc chuyên khoa để điều trị cho người bệnh thì người bệnh cũng có thể lên tuyến trên", bà Trần Thị Trang chia sẻ.
Cũng theo lãnh đạo Vụ Bảo hiểm Y tế, thực tế hiện nay, những giải pháp trên đã được quy định tuy nhiên chưa cụ thể. Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ rà soát để sửa đổi những quy định này rõ ràng, cụ thể hơn.
Chẳng hạn, các danh mục kỹ thuật cần phải được công bố công khai trên trang thông tin điên tử của cơ sở khám chữa bệnh. Sở Y tế các địa phương phải xác định và công bố danh mục kỹ thuật của các cơ sở y tế, để người dân nắm được những cơ sở nào không có phạm vi chuyên môn liên quan đến tình trạng bệnh và không cung cấp dịch vụ kỹ thuật mà người bệnh cần để khám chữa bệnh. Khi đó, người bệnh có thể đến cơ sở khác ngang tuyến mà không cần thiết phải có giấy chuyển tuyến.
Giá khám bệnh BHYT mới từ ngày 17-11-2023
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 22/2023 ngày 17-11-2023 quy định giá dịch vụ KCB BHYT giữa các BV cùng hạng trong toàn quốc, hướng dẫn áp dụng thanh toán chi phí KCB BHYT trong một số trường hợp. Thông tư có hiệu lực từ ngày 17-11-2023.
Ban hành kèm theo thông tư là phụ lục về giá dịch vụ KCB, giá ngày giường, giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm.
Theo đó, giá dịch vụ KCB BHYT tại BV hạng đặc biệt, hạng I là 42.100 đồng (giá cũ là 38.700 đồng), BV hạng II là 37.500 đồng (giá cũ là 34.500 đồng), BV hạng III là 33.200 đồng (giá cũ là 30.500 đồng), BV hạng IV, trạm y tế xã là 30.100 đồng (giá cũ là 27.500 đồng).
Giá dịch vụ ngày giường bệnh BHYT cao nhất là 867.500 đồng (BV hạng đặc biệt), thấp nhất là 64.100 đồng (trạm y tế xã). So với mức giá cũ, các mức giá mới được điều chỉnh tăng khoảng 10%.