Cần tăng tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp FDI

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến cuối tháng 7/2024, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 18 tỷ USD.

Từ lâu, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều mong muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hóa bởi những lợi ích về logistics, thuế, hải quan, tận dụng nguồn lao động từ địa phương...

Tuy nhiên, để có thể nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bởi nội tại của các doanh nghiệp trong nước còn yếu, chưa thể hấp thụ được cơ hội khi các tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI này chuyên sản xuất, lắp ráp bo mạch điện tử ô-tô, xe máy, các sản phẩm công nghệ dùng cho ngành viễn thông. Mặc dù hoạt động sản xuất đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài nên rủi ro cao nếu bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Thế nhưng, khi tìm kiếm nguồn cung linh phụ kiện trong nước lại không phải câu chuyện dễ dàng.

Các doanh nghiệp FDI đều mong muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Các doanh nghiệp FDI đều mong muốn gia tăng tỷ lệ nội địa hóa

Ông Nguyễn Hữu Bảy - Phó Tổng giám đốc CTCP Hệ thống viễn thông Vineco cho biết: ''Sản lượng của chúng ta chưa phải là cao rồi yêu cầu của các nhà khách hàng rất cao về tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như đáp ứng các yêu cầu về môi trường, tất cả những điều kiện đó chúng tôi phải đáp ứng được yêu cầu khách hàng, khi khách hàng phản hồi chúng tôi đã đạt tất cả các tiêu chí đó, chúng tôi mới được đưa sản phẩm vào.''

Theo Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, tỷ lệ cung ứng nội địa của Việt Nam chỉ chiếm 41,9%. Tỷ lệ cung ứng nội địa đến từ các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm 17,2%, thấp so với các nước trong khu vực. Trong đó, nguyên nhân cốt lõi là do chúng ta chưa có chế tài đủ mạnh và quy định rõ ràng.

Tỷ lệ cung ứng nội địa đến từ các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm 17,2%, thấp so với các nước trong khu vực.

Tỷ lệ cung ứng nội địa đến từ các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ chiếm 17,2%, thấp so với các nước trong khu vực.

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho hay: ''Cho đến thời điểm này chính phủ vẫn không có động thái mạnh mẽ và quyết liệt trong việc đòi hỏi cam kết của họ trong việc nội địa hóa, bởi vì nếu đợi doanh nghiệp FDI họ có động lực để tìm nhà cung cấp trong nước thì rất lâu.

Doanh nghiệp nào khi sản xuất trong thời gian dài họ cũng đều đã có một chuỗi cung ứng có sẵn và thường khi họ đầu tư mới vào thị trường nước thứ 3 như Việt Nam thì họ cũng sẽ gọi các nhà cung cấp của họ theo hoặc họ sẽ mua của nhà cung cấp gần nhất mà đang có lợi thế chẳng hạn như Asean, Trung Quốc hay Ấn Độ. Thế cho nên để họ tìm nhà cũng cấp nội địa chỉ có thể với những nguyên liệu cồng kềnh, chi phí logistic cao.''

Việt Nam có thể nắm được các công nghệ lõi, công nghệ nguồn công nghệ mới và có thể tạo ta sản phẩm made in Việt Nam trong tương lai

Việt Nam có thể nắm được các công nghệ lõi, công nghệ nguồn công nghệ mới và có thể tạo ta sản phẩm made in Việt Nam trong tương lai

TS Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia chia sẻ: ''Hiện nay với các doanh nghiệp thiết kế chip đặt ở Việt Nam thì hầu hết 80-90% là các kỹ sư và cán bộ người Việt thì điều đó giúp cho Việt Nam có thể nắm được các công nghệ lõi, công nghệ nguồn công nghệ mới và có thể tạo ta sản phẩm made in Việt Nam trong tương lai.''

Để phát triển doanh nghiệp nội địa, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa doanh nghiệp FDI, hiện Bộ Công thương đã triển khai xây dựng các trung tâm kỹ thuật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, cơ khí để nâng cao năng lực về kỹ thuật, quản trị, đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp FDI và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thanh Hiền

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/can-tang-ty-le-noi-dia-hoa-doanh-nghiep-fdi-259590.htm