Canada trước sức ép theo chân Mỹ ngừng xuất khẩu LNG

Quyết định đình chỉ việc mở rộng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã làm gia tăng áp lực từ các nhóm môi trường lên chính quyền tỉnh British Columbia và Chính phủ liên bang Canada để họ phải làm điều tương tự, mặc dù về mặt chính trị có thể sẽ rất khó khăn.

Tàu chở LNG của Canada. Ảnh AFP

Tàu chở LNG của Canada. Ảnh AFP

British Columbia sẽ tổ chức một cuộc bầu cử vào tháng 10/2024 và chính phủ NDP thiên tả của nước này dự kiến sẽ quyết định vào cuối năm nay về việc có phê duyệt cơ sở xuất khẩu 12 triệu tấn Ksi Lisims hay không. Cơ sở này sẽ trở thành kho cảng LNG thứ hai của Canada, cũng phải được chính phủ liên bang chấp thuận.

Hoạt động xuất khẩu LNG của Canada có thể bắt đầu trong năm nay, với cơ sở LNG Canada do Shell dẫn đầu đã được xây dựnghơn 90%. Giai đoạn thứ hai đang được LNG Canada xem xét, vốn đã nhận được sự chấp thuận của chính phủ và một số dự án khác có thể được thực hiện sau đó, cho phép khí đốt của Canada tiếp cận các thị trường giàu tiềm năng ở châu Á.

Chính quyền tỉnh British Columbia, nơi đặt các dự án và chính phủ liên bang của Thủ tướng Justin Trudeau đều đặt ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030, các cơ sở LNG có thể gây khó khăn cho việc theo đuổi những mục tiêu này.

Hôm thứ Sáu, ông Biden cho biết Bộ Năng lượng Mỹ sẽ kiểm tra xem liệu xuất khẩu LNG có làm suy yếu an ninh năng lượng quốc gia, tăng chi phí của người tiêu dùng và gây hại cho môi trường hay không.

Một liên minh các nhóm môi trường đã kêu gọi British Columbia làm điều tương tự.

Julia Levin, phó giám đốc chương trình khí hậu quốc gia cho biết: “Đây chắc chắn sẽ là vấn đề được đặt ra trong suốt một năm bầu cử. Mặc dù hầu hết các dự án LNG lớn đều đã được phê duyệt, nhưng vẫn có nhiều cách để làm chệch hướng các dự án ngay cả khi chúng đã được thông qua”.

Kathryn Harrison, giáo sư khoa học chính trị tại trường đại học British Columbia cho biết, ba đảng lớn cấp tỉnh của B.C. đều ủng hộ việc phát triển LNG, khiến lời kêu gọi tạm dừng của các nhà môi trường trở thành “một trận chiến khó khăn”.

Giống như Mỹ, Canada sản xuất nhiều khí đốt hơn mức cần thiết trên lãnh thổ của mình.

Các đề xuất LNG mới của British Columbia kêu gọi các cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng thủy điện thay vì khí đốt tự nhiên, nhằm giảm tác động đến môi trường so với hầu hết các cơ sở ở Mỹ.

Khi được hỏi về khả năng tạm dừng phát triển LNG ở British Columbia, Bộ trưởng môi trường của tỉnh, George Heyman, cho biết quá trình đánh giá của ông bao gồm xem xét các tác động về khí hậu và kế hoạch Clean BC của tỉnh yêu cầu các đề xuất LNG mới phải đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2030.

Tuy nhiên, yêu cầu về lượng phát thải ròng bằng 0 của B.C. không tính đến lượng phát thải ở hạ nguồn, bà Harrison cho biết.

Cơ sở LNG nổi Ksi Lisims ở phía bắc Prince Rupert, do Nisga'a Nation, Western LNG và một tập đoàn các nhà sản xuất khí đốt đề xuất, đã nhận được giấy phép xuất khẩu và đang tìm cách xin giấy chứng nhận môi trường từ BC. Quyết định của British Columbia dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng tháng 11, cùng thời điểm với phán quyết của chính phủ liên bang.

Giám đốc điều hành Western Davis Thames cho biết, dự án có kế hoạch chạy bằng thủy điện ngay từ đầu vào cuối năm 2028. Ông nói thêm rằng Canada đã có sẵn một hệ thống mạnh mẽ để điều chỉnh lượng khí thải mêtan, một trong những mối quan tâm chính của các nhà môi trường khi nói đến LNG.

Tuy nhiên, bà Levin cho biết việc rò rỉ khí mê-tan trong chuỗi cung ứng LNG được tính toán kém và bà bác bỏ lập luận của ngành rằng LNG sẽ làm giảm lượng khí thải toàn cầu khi thay thế than đá tại các nhà máy điện ở châu Á.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã cảnh báo vào tháng 10 rằng việc tăng công suất sản xuất LNG toàn cầu có nguy cơ tạo ra tình trạng dư thừa sau năm 2025, nhưng việc Mỹ tạm dừng xuất khẩu sẽ có lợi cho Ksi Lisims, theo ông Thames.

Dự án mở rộng Tilbury LNG của FortisBC cũng đang trong giai đoạn xin giấy chứng nhận môi trường.

Người phát ngôn của Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Liên bang Jonathan Wilkinson cho biết, tất cả các dự án LNG sẽ phải tuân thủ mức trần theo kế hoạch về phát thải dầu và khí đốt.

Anh Thư

AFP

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/canada-truoc-suc-ep-theo-chan-my-ngung-xuat-khau-lng-704995.html