Tập đoàn Mitsubishi Corp. của Nhật Bản sẽ tăng cường sự hiện diện tại các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Malaysia.
Các nước láng giềng Canada và Mexico đang nổi lên như những đối thủ cạnh tranh mới nhất của Hoa Kỳ trong việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đến châu Á, khu vực nhập khẩu LNG lớn nhất và quan trọng nhất thế giới.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) là nhà khai thác dầu khí lớn nhất châu Á. Trong 3 thập kỷ qua, tập đoàn này đã đầu tư khai thác dầu khí tại 33 quốc gia.
Các 'gã khổng lồ' dầu mỏ tiếp tục đặt cược vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong khi thu hẹp các dự án và vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo vì lợi nhuận từ dầu khí vẫn vượt trội hơn so với mảng năng lượng sạch.
Shell đang tăng cường đầu tư vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) để bù đắp các tổn thất sau khi rời Nga, hướng tới mục tiêu tăng đáng kể sản lượng vào năm 2030.
Sản lượng giảm và dự báo thời tiết ấm hơn sẽ thúc đẩy giá khí đốt tự nhiên. EIA báo cáo mức tăng lưu trữ khí đốt tự nhiên đáng kể. Trong khi đó, LNG Canada chuẩn bị chuyển hướng xuất khẩu khí đốt ở Bắc Mỹ.
Quyết định đình chỉ việc mở rộng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã làm gia tăng áp lực từ các nhóm môi trường lên chính quyền tỉnh British Columbia và Chính phủ liên bang Canada để họ phải làm điều tương tự, mặc dù về mặt chính trị có thể sẽ rất khó khăn.
Dự đoán giá dầu sẽ tăng lên 120 USD; Công suất xuất khẩu LNG từ Bắc Mỹ có thể tăng hơn gấp đôi trong 4 năm tới; Gazprom đặt mục tiêu cung cấp khí đốt dài hạn cho Kazakhstan, Uzbekistan… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 14/11/2023.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) kỳ vọng công suất xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Bắc Mỹ sẽ tăng lên 24,3 tỷ feet khối mỗi ngày (Bcf/ngày) từ 11,4 Bcf/ngày hiện nay, khi Mexico và Canada đưa các kho cảng xuất khẩu LNG đầu tiên của họ vào hoạt động trong khi Mỹ bổ sung thêm vào công suất LNG hiện có.
Thủ tướng giao loạt nhiệm vụ để bảo đảm cung ứng điện, giữ vững an ninh năng lượng; Nga - Trung Quốc ký kết 20 thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí; Canada thực hiện kế hoạch trở thành nhà xuất khẩu LNG… là những tin tức nổi bật về năng lượng trong nước và quốc tế ngày 22/10/2023.
Canada đang tiếp tục xây dựng một cơ sở xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) mới quy mô lớn để phục vụ kế hoạch trở thành nhà xuất khẩu LNG, với tiềm năng hỗ trợ sự thống trị của Bắc Mỹ trong ngành khí đốt toàn cầu, theo Oil Price.
Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đang là mối bận tâm sâu sắc của Trung Quốc và nhiều nước châu Á.
Các sự kiện diễn ra ở Ukraine đã làm gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt Nga cho châu Âu và đẩy nhanh cuộc chạy đua mua LNG của Mỹ.
Theo giám đốc điều hành của tập đoàn TC Energy Corp, trước khi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine, đã xuất hiện các dấu hiệu về nguồn cung bị thắt chặt và đây là 'một cơ hội tuyệt vời cho Canada'.
Kể từ khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng EU nhập tăng khoảng 60%, đặc biệt từ Mỹ. Những biến động lớn về năng lượng đang cho thấy thực tế rằng, 'cuộc chiến' toàn cầu về nhiên liệu này đã bắt đầu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz dự kiến sẽ có chuyến công du Canada vào tháng 8 tới để thúc đẩy các dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Bờ Đông của Canada và tìm hướng xử lý vụ tua-bin khí thuộc sở hữu của Nga bị 'mắc kẹt' ở Montreal vì lệnh trừng phạt của Ottawa đối với Moskva.
Theo Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada, 2 dự án theo đề xuất của khu vực tư nhân xuất khẩu LNG từ Canada sang các nước châu Âu cần được triển khai mà không có tài trợ của chính phủ liên bang.
Petronas là NOC châu Á đầu tiên công bố mục tiêu không phát thải ròng carbon phạm vi 1 và 2. Công ty dầu khí này cũng ngày càng quan tâm đến lĩnh vực NLTT.
Shell đã đạt được thỏa thuận bán tài sản dầu nhẹ đá phiến Duvernay của mình ở Alberta, Canada, cho Crescent Point Energy với giá 707 triệu USD.
Theo Nikkei Asian Review, Canada sẽ xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) sang thị trường châu Á vào năm 2024 trong dự án mang tên LNG Canada, trị giá 40 tỷ CAD (30 tỷ USD).