Cảnh nhếch nhác xung quanh Di tích quốc gia đền Bà Kiệu

Di tích lịch sử quốc gia đền Bà Kiệu có giá trị đặc biệt về lịch sử và tín ngưỡng của thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên thời gian qua khu vực xung quanh nhếch nhác, lộn xộn không tương xứng với giá trị di tích.

Di tích Đền Bà Kiệu tọa lạc tại vị trí số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Trước kia gọi là Huyền Chân Từ, trong đền còn có bức hoành phi viết bằng chữ Hán đề tên Thiên Tiên Điện.

Di tích Đền Bà Kiệu tọa lạc tại vị trí số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Trước kia gọi là Huyền Chân Từ, trong đền còn có bức hoành phi viết bằng chữ Hán đề tên Thiên Tiên Điện.

Bia trùng tu Huyền Chân Từ bi ký dựng vào năm Tự Đức 19 (1866) ghi đền Huyền Chân nguyên thuộc đất huyện Thọ Xương và được xây dựng từ đời Lê Trung Hưng. Đền Bà Kiệu là nơi thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương, trong đó công chúa Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian.

Bia trùng tu Huyền Chân Từ bi ký dựng vào năm Tự Đức 19 (1866) ghi đền Huyền Chân nguyên thuộc đất huyện Thọ Xương và được xây dựng từ đời Lê Trung Hưng. Đền Bà Kiệu là nơi thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương, trong đó công chúa Liễu Hạnh là một trong “tứ bất tử” trong tâm thức tín ngưỡng của dân gian.

Năm 1891, một phần đất của ngôi đền bị thu hồi để mở đường.

Năm 1891, một phần đất của ngôi đền bị thu hồi để mở đường.

Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần chia cắt bởi phố Đinh Tiên Hoàng, khu đền chính nằm dọc góc phố Lò Sũ và cổng tam quan ở phía ven hồ.

Đền Bà Kiệu hiện nay là một di tích gồm hai phần chia cắt bởi phố Đinh Tiên Hoàng, khu đền chính nằm dọc góc phố Lò Sũ và cổng tam quan ở phía ven hồ.

Đền Bà Kiệu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và là một di tích Đạo Mẫu quý giá của Thủ đô và cả nước ta.

Đền Bà Kiệu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia và là một di tích Đạo Mẫu quý giá của Thủ đô và cả nước ta.

Bên trái đền chính hướng ra đền Ngọc Sơn là Tượng đài Cảm tử - nơi ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ, người dân Hà Nội trong trận chiến lịch sử "60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô".

Bên trái đền chính hướng ra đền Ngọc Sơn là Tượng đài Cảm tử - nơi ghi dấu những chiến công, sự hy sinh của các chiến sĩ, người dân Hà Nội trong trận chiến lịch sử "60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô".

Liền kề cửa đền chính là nơi người dân sinh sống, không gian cảnh quan nhếch nhác không tương xứng giá trị văn hóa – lịch sử của di tích.

Liền kề cửa đền chính là nơi người dân sinh sống, không gian cảnh quan nhếch nhác không tương xứng giá trị văn hóa – lịch sử của di tích.

Vào các ngày thứ 2 đến thứ 5, xung quanh khu vực đền bị ô tô, xe máy quây kín.

Vào các ngày thứ 2 đến thứ 5, xung quanh khu vực đền bị ô tô, xe máy quây kín.

Phía bên trái đền chính là phố Lò Sũ, nay là nơi các hộ dân kinh doanh buôn bán.

Phía bên trái đền chính là phố Lò Sũ, nay là nơi các hộ dân kinh doanh buôn bán.

Hiện tại, xung quanh khu vực đền Bà Kiệu 6 chủ sử dụng đất.

Hiện tại, xung quanh khu vực đền Bà Kiệu 6 chủ sử dụng đất.

Tổng số 65 nhân khẩu đang sinh sống xung quanh khu đền chính. Các nhà phía ngoài buôn bán va li, túi xách, quán bia... là khu vực khoanh vùng bảo vệ I của di tích đền Bà Kiệu.

Tổng số 65 nhân khẩu đang sinh sống xung quanh khu đền chính. Các nhà phía ngoài buôn bán va li, túi xách, quán bia... là khu vực khoanh vùng bảo vệ I của di tích đền Bà Kiệu.

Trên khu đất này còn có Công ty cổ phần Mỹ thuật và Vật phẩm văn hóa đang cho thuê kinh doanh cafe. Tổng diện tích đất do các hộ dân và tổ chức đang sử dụng khoảng 250m2. UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, toàn bộ phần diện tích các hộ dân và tổ chức đang sử dụng dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng, lát đá hoàn trả lại không gian cảnh quan nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử của di tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tham quan du lịch của người dân Thủ đô và cả nước./.

Trên khu đất này còn có Công ty cổ phần Mỹ thuật và Vật phẩm văn hóa đang cho thuê kinh doanh cafe. Tổng diện tích đất do các hộ dân và tổ chức đang sử dụng khoảng 250m2. UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, toàn bộ phần diện tích các hộ dân và tổ chức đang sử dụng dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng, lát đá hoàn trả lại không gian cảnh quan nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử của di tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tham quan du lịch của người dân Thủ đô và cả nước./.

H.La/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/canh-nhech-nhac-xung-quanh-di-tich-quoc-gia-den-ba-kieu-post985241.vov