Cây cầu được gợi ý dùng tiền bán vải để xây

Cẩm Lý (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) là cây cầu duy nhất dùng chung đường sắt và đường bộ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông.

 Cầu Lục Nam (Km 24+134 tuyến Kép - Hạ Long, theo lý trình đường sắt) hay còn gọi là cầu Cẩm Lý, bắc qua sông Lục Nam. Đi vào vận hành từ thập niên 70, là cây cầu chung đường sắt duy nhất trên mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện vẫn dùng cho cả tàu hỏa và ôtô đi trên cùng một mặt cầu.

Cầu Lục Nam (Km 24+134 tuyến Kép - Hạ Long, theo lý trình đường sắt) hay còn gọi là cầu Cẩm Lý, bắc qua sông Lục Nam. Đi vào vận hành từ thập niên 70, là cây cầu chung đường sắt duy nhất trên mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện vẫn dùng cho cả tàu hỏa và ôtô đi trên cùng một mặt cầu.

 Kết cấu cầu có chiều dài 272 m, gồm 4 nhịp giàn thép, mỗi nhịp dài 64 m, tải trọng 9 tấn/trục, lòng cầu chỉ rộng 3,8 m và hai làn bên ngoài cho xe máy và xe thô sơ.

Kết cấu cầu có chiều dài 272 m, gồm 4 nhịp giàn thép, mỗi nhịp dài 64 m, tải trọng 9 tấn/trục, lòng cầu chỉ rộng 3,8 m và hai làn bên ngoài cho xe máy và xe thô sơ.

 Ngoài những chuyến tàu hỏa, mỗi ngày có đến hàng nghìn lượt ôtô tải trọng lớn qua cầu Cẩm Lý dẫn tới cây cầu bị quá tải nghiêm trọng. Xe quá khổ, quá tải từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương chạy đi các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng lựa chọn qua tuyến cầu Cẩm Lý để rút ngắn được hàng chục km, tránh được một số trạm thu phí.

Ngoài những chuyến tàu hỏa, mỗi ngày có đến hàng nghìn lượt ôtô tải trọng lớn qua cầu Cẩm Lý dẫn tới cây cầu bị quá tải nghiêm trọng. Xe quá khổ, quá tải từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương chạy đi các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng lựa chọn qua tuyến cầu Cẩm Lý để rút ngắn được hàng chục km, tránh được một số trạm thu phí.

 Thiết kế ban đầu chủ yếu phục vụ tàu hỏa, chỉ một làn lưu thông và mặt cầu rất nhỏ. Các phương tiện tham gia giao thông qua cầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Theo ghi nhận, nhiều lái xe không tuân thủ tín hiệu đèn cố tình vượt lên, dẫn đến ùn tắc kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Thiết kế ban đầu chủ yếu phục vụ tàu hỏa, chỉ một làn lưu thông và mặt cầu rất nhỏ. Các phương tiện tham gia giao thông qua cầu gặp nhiều khó khăn, bất tiện. Theo ghi nhận, nhiều lái xe không tuân thủ tín hiệu đèn cố tình vượt lên, dẫn đến ùn tắc kéo dài, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

 Làn đường 2 bên cầu chỉ rộng hơn 1 m, có một làn lưu thông dành cho xe máy, xe thô sơ.

Làn đường 2 bên cầu chỉ rộng hơn 1 m, có một làn lưu thông dành cho xe máy, xe thô sơ.

 Đa số phương tiện di chuyển qua cầu thường phải chờ đèn đỏ 3-5 phút để nhường đường cho làn xe đối diện lưu thông.

Đa số phương tiện di chuyển qua cầu thường phải chờ đèn đỏ 3-5 phút để nhường đường cho làn xe đối diện lưu thông.

 Tài xế Bùi Văn Sơn (trú tại tỉnh Bắc Giang) dừng xe chờ tín hiệu đèn xanh để qua cầu. "Tôi chở hàng trên tuyến Bắc Giang - Hải Dương nên thường xuyên đi qua cầu Cẩm Lý. Tôi rất ngại khi di chuyển qua đây vì chất lượng cầu đi xuống, hàng chục xe tải trọng lớn mỗi lượt, ngồi trong xe và cảm nhận rõ sự rung lắc. Để tiết kiệm thời gian và quãng đường, tôi vẫn chọn đi lối này", anh Sơn chia sẻ.

Tài xế Bùi Văn Sơn (trú tại tỉnh Bắc Giang) dừng xe chờ tín hiệu đèn xanh để qua cầu. "Tôi chở hàng trên tuyến Bắc Giang - Hải Dương nên thường xuyên đi qua cầu Cẩm Lý. Tôi rất ngại khi di chuyển qua đây vì chất lượng cầu đi xuống, hàng chục xe tải trọng lớn mỗi lượt, ngồi trong xe và cảm nhận rõ sự rung lắc. Để tiết kiệm thời gian và quãng đường, tôi vẫn chọn đi lối này", anh Sơn chia sẻ.

 Dù ở đầu cầu có biển cấm xe máy, nhiều người vẫn ngang nhiên không tuân thủ, cố tình vi phạm đi vào làn dành cho ôtô, gây nguy hiểm.

Dù ở đầu cầu có biển cấm xe máy, nhiều người vẫn ngang nhiên không tuân thủ, cố tình vi phạm đi vào làn dành cho ôtô, gây nguy hiểm.

Hàng nghìn lượt xe tải trọng lớn đi trên tuyến quốc lộ 37 mỗi ngày trong suốt hơn 40 năm, một số hạng mục hoen rỉ, xuống cấp.

Hàng nghìn lượt xe tải trọng lớn đi trên tuyến quốc lộ 37 mỗi ngày trong suốt hơn 40 năm, một số hạng mục hoen rỉ, xuống cấp.

 Mới đây, tại phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT chiều 7/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nói: “Có 2 lựa chọn xây dựng cầu Cẩm Lý, trường hợp cấp thiết mà tỉnh bố trí được nguồn vốn, đặc biệt trong đợt này giá vải lại cao, thì Bắc Giang có thể dành một phần ngân sách để làm. Trường hợp không thể, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT tham mưu trình Thủ tướng để giải quyết vấn đề này”.

Mới đây, tại phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT chiều 7/6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng nói: “Có 2 lựa chọn xây dựng cầu Cẩm Lý, trường hợp cấp thiết mà tỉnh bố trí được nguồn vốn, đặc biệt trong đợt này giá vải lại cao, thì Bắc Giang có thể dành một phần ngân sách để làm. Trường hợp không thể, Bộ GTVT sẽ phối hợp với Bộ KH&ĐT tham mưu trình Thủ tướng để giải quyết vấn đề này”.

 Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam. Ảnh: Google Maps

Cầu Cẩm Lý bắc qua sông Lục Nam. Ảnh: Google Maps

Thành Đông

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/cay-cau-duoc-goi-y-dung-tien-ban-vai-de-xay-post1438286.html