Cây hoa hòe chữa bệnh gì?
Cây hoa hòe là dược liệu quý trong y học cổ truyền, thảo dược này còn là vị thuốc quan trọng giúp điều trị mất ngủ, huyết áp cao và trĩ...
Cây hoa hòe còn có nhiều tên khác như: hòa thực, hòe hoa, cây hòe, hòe mễ thán, hòe nhụy, hòe giao.
Là cây thân gỗ to, sống lâu năm. Phần thân cây mọc thẳng, chiều cao có thể lên tới 15m. Từ thân cây mọc ra nhiều nhánh, cành cong queo. Lá hình lông chim có chứa 9-13 lá chét, hình trứng, nhọn ở đỉnh và mọc đối. Mặt trên của lá màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, chiều dài từ 1,5-4,5 cm. Cuống lá phình dài, hình trụ, màu xanh dài khoảng 3-4mm. Hoa mọc thành từng cụm ở phía đầu cành, có màu trắng ngà, tràng hoa có hình dáng giống cánh bướm. Quả như quả đậu, vỏ dày màu xanh. Bên trong có chứa vài hạt nhỏ.
Người ta thu hái cây thuốc này vào tháng 5 cho đến hết tháng 8 vì đây là thời gian thu hoạch hoa của cây. Người dân lấy hoa vào sáng sớm, chỉ hái những bông hoa sắp nở. Đối với quả thì thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11.
Sau khi thu hái về, quả và hoa sẽ được rửa sạch, mang đi sấy hoặc phơi khô ngoài nắng. Thành phần hoa hòe sẽ có màu vàng đục, mùi nhẹ và vị đắng.
Thành phần hóa học
Nụ khô chứa 28% Rutin.
Hoa Hòe tươi có chứa 8% Rutin và Sophoradiol, Quercetin, Betulin.
Quả có chứa 4% đến 11% Rutin, Alcaloid, Cytisine, Genistein, Quercetin,..
Hạt có chứa: Alkaloid, Flavonoid và 0.5% đến 2% Rutin.
Lá chét của cây gồm có Protein và 5% Rutin, Lipid.
Rễ cây gồm Maackiain, Flemichaparin B, Irrisolion, Biochanin A,…
Công dụng của hoa hòe
Trị chảy máu cam
Lấy liều lượng bằng nhau: Hoa hòe và ô tắc cốt. Sao vàng lên và nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày pha bột với một chút nước để uống và dùng một ít bột để hít cho mũi.
Giúp giải nhiệt
20g hoa hòe được sấy khô đun sôi với nước từ 3-5 phút. Dùng nước này uống như uống trà hàng ngày để giúp thanh lọc, giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên nước này không được để qua đêm vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
Chữa bệnh ra máu và xuất huyết
Cách 1: Hoa hòe 20g, diếp cá 12g và địa du 10g. Mang địa du, hoa hòe đi sao đen, sau đó mang đi sắc với 300ml + diếp cá, sắc tới khi còn 200ml thì dừng. Uống làm 2 lần trong ngày.
Cách 2: 8g đến 12g quả cây hoa hòe. Sắc quả cây hoa hòe với 300ml nước còn lại 200ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.
Trị bệnh ngoài da
Hoa hòe tươi 30g, khúc khắc 30g và cam thảo 9g. Sau đó cho 3 vị thuốc trên vào ấm pha với nước sôi, ngâm cho thuốc ra hết chất. Dùng nước sắc này uống thay trà hàng ngày, mỗi ngày dùng 1 thang.
Trị huyết áp cao
Dùng 20-40g hoa hòe và hy thiêm thảo, sau đó mang đi sắc uống với nước. Chú ý nên rửa sạch 2 vị thuốc trên trước khi sắc nấu. Uống hàng ngày để giúp ổn định huyết áp.
Chữa nôn ói ra máu
Dùng 12g hoa hòe kết hợp với 4g nhọ nồi, tán thành bột mụn và uống cùng nước sắc từ rễ cây tranh.
Nhức đầu và tê các ngón tay
Dùng 3 vị thuốc liều lượng bằng nhau: hoa hòe, tâm sen và hạt muồng, rửa sạch, sao khô, nghiền thành bột. Mỗi ngày uống 2-4 lần, mỗi lần dùng 5g bột.
Điều trị bệnh trĩ
12g hoa hòe, 8g kinh giới, 12g chỉ xác,12g trắc bá. Sau khi sao khô thì nghiền thành bột. Mỗi ngày hòa 10g bột với nước sôi để nguội rồi uống.
Bệnh vẩy nến
Hoa hòe khô đem sao vàng, nghiền thành bột, trộn chung với mật ong, vo thành viên hoàn. Mỗi ngày sẽ dùng 3g x 2 lần/ngày. Uống với nước đun sôi để nguội sau mỗi bữa ăn.
Hoa hòe trị mất ngủ
Trộn hoa hòe chung với 40g hạt muỗng. Sau đó tán bột, uống 5g x 2 lần/ngày/lần. Dùng lâu dài sẽ giúp an thần, ngủ ngon, giấc ngủ tự nhiên không mộng mị.
Chữa nổi mụn nhọt trên da vào mùa hè
Chuẩn bị 30 – 60g hoa hòa khô, sắc với 1,5 lít nước. Dùng nước sắc này rửa vết thương, đắp bã vào vùng da bị mụn nhọt, tổn thương. Áp dụng 2-3 lần/ngày.
Cách pha trà hoa hòe
Dùng 20-30g hoa hòe khô cho vào ấm, thêm 300ml nước đun sôi vào. Đợi 3-5 phút cho hoa hòe chìm xuống, tan các dưỡng chất ra thì dùng uống như nước trà hàng ngày rất tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi sử dụng hoa hòe
Hoa hòe có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng vị thuốc này an toàn. Dưới đây là nhóm đối tượng không nên sử dụng dược liệu này.
Người có tỳ vị hư hàn: tiêu chảy, đau bụng, đau lưng, chán ăn, khó tiêu…
Người huyết áp thấp thường xuyên hoa mắt, chóng mặt không nên uống vì có thể làm tăng các triệu chứng này.
Phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ
Người có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, lạnh bụng thì cây hòe sẽ không thể phát huy công dụng khi chữa bệnh.
Ngoài ra, cây hòe còn tương tác với một số thực phẩm chức năng và thuốc tây y. Bởi dược liệu này có thể làm giảm đi tác dụng của một số loại thuốc. Bên cạnh đó, một số loại thuốc tây có tương tác với dược liệu sẽ làm giảm đi hiệu quả chữa bệnh của thảo dược.
Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cay-hoa-hoe-chua-benh-gi-301894.html