Cây lanh trong đời sống của người Mông

Từ cây... thành sợi... rồi miệt mài qua ngày, qua tháng với sự nhẫn nại, cần cù sẵn có của người phụ nữ Mông xã Pà Cò (Mai Châu), những tấm vải lanh thành hình là một hình ảnh về nét đẹp văn hóa, sợi dây kết nối với quá khứ, một tiêu chuẩn đánh giá về phẩm chất của người phụ nữ.

Hàng năm, vào khoảng tháng 2, tháng 3 âm lịch, khi bắt đầu có mưa, hạt lanh được gieo trồng với mật độ dày để cây mọc thẳng và gầy, không có nhiều cành, nhánh và cho chất lượng tốt. Cây lanh lấy sợi được thu hoạch sau khoảng 60 - 70 ngày kể từ ngày gieo hạt. Trang phục của đồng bào Mông được tạo hình độc đáo trên chất liệu vải lanh với sự kết hợp nhuần nhuyễn từ 3 kỹ thuật cơ bản là thêu, vẽ sáp ong và chắp vải.

Đồng bào Mông xã Pà Cò thu hoạch cây lanh.

Đồng bào Mông xã Pà Cò thu hoạch cây lanh.

Người dân tuốt vỏ lanh thành những sợi nhỏ rồi nối lại, cuộn thành từng cuộn.

Người dân tuốt vỏ lanh thành những sợi nhỏ rồi nối lại, cuộn thành từng cuộn.

Người phụ nữ Mông luôn mang theo mình một nắm sợi lanh để se.

Người phụ nữ Mông luôn mang theo mình một nắm sợi lanh để se.

Công đoạn vẽ sáp ong để in họa tiết hoa văn cho vải nhằm làm nổi bật bộ trang phục.

Công đoạn vẽ sáp ong để in họa tiết hoa văn cho vải nhằm làm nổi bật bộ trang phục.

Công đoạn dệt vải thường do những người cao tuổi trong gia đình đảm nhiệm.

Công đoạn dệt vải thường do những người cao tuổi trong gia đình đảm nhiệm.

Nhóm ảnh của: Hoàng Anh

(Thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu)

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/256/182082/cay-lanh-tr111ng-doi-song-cua-nguoi-mong.htm