Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ: mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý
Mang thai là khoảng thời gian mà người phụ nữ bước vào giai đoạn quan trọng nhất bởi lúc này sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Một trong những vấn đề mà phụ nữ mang thai cần phải chú ý đó là chăm sóc sức khỏe răng miệng để tránh các nguy cơ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Răng miệng mẹ không khỏe - nguy cơ cho con
Theo các bác sĩ, trong thời gian mang thai, việc thay đổi thói quen sinh hoạt và thể chất khiến thai phụ dễ bị đau răng sâu, viêm nướu (lợi), viêm nha chu hơn bình thường. Thông thường khi mang thai, thai phụ thường ăn nhiều bữa nên nguy cơ các mảng bám và thực phẩm sót lại trong miệng nhiều hơn - là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hại cho sức khỏe phát triển. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó làm sạch những khu vực như răng hàm bên trong, các khe nướu (lợi) khiến nguy cơ mắc các bệnh răng miệng cao hơn. Đáng chú ý, các khe nướu (lợi) - khe hở tiếp giáp giữa răng và nướu (lợi) là khu vực thường bị bỏ quên và khó làm sạch nhất. Vì thế đây là khu vực dễ tích tụ mảng bám và vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, hóc-môn nữ tăng cao trong thai kỳ cũng dễ gây viêm nướu (lợi), tính chất nước bọt bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng và nướu (lợi) gây nên các bệnh lý răng miệng cho thai phụ.
Hệ lụy từ các vấn đề răng miệng gặp phải gây ra những bất lợi không nhỏ cho sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh, khi phụ nữ mang thai bị viêm nướu (lợi), viêm nha chu, trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây chuyển dạ sớm, sinh non, sinh nhẹ cân. Ngoài ra, khi mang thai, mẹ bị viêm nướu (lợi) sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút, đây là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân và không khỏe mạnh.

Viêm nướu (lợi) là vấn đề sức khỏe răng miệng dễ mắc phải trong thời kỳ mang thai.
Một trong những bệnh răng miệng mà thai phụ thường mắc phải nhất là viêm nướu (lợi) có thể do nhiễm khuẩn hoặc do rối loạn tuần hoàn máu ở nướu (lợi). Nếu vấn đề vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này không tốt có thể khiến thai phụ rơi vào những cơn đau sâu răng và bị bệnh nha chu. Những cơn đau sâu răng vừa khiến cho người mẹ khó chịu trong thai kỳ vừa tăng nguy cơ sâu răng cho thai nhi ngay từ khi mới sinh. Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ miệng mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, quá trình cho bé ăn uống. Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng - 3 tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất. Những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này. Do đó, theo các bác sĩ, cách lý tưởng nhất là bắt đầu phòng ngừa răng sâu cho bé ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.
Chăm sóc kỹ răng miệng khi mang thai
Đánh răng sau mỗi khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy là khuyến cáo mà các nha sĩ đưa ra đối với phụ nữ mang thai. Đặc biệt lưu ý vệ sinh kỹ vùng khe nướu (lợi) – khoảng trống nhỏ hình chữ V nằm giữa răng và nướu. Khe nướu (lợi) có bề dày 1 - 3 mm, bao phủ một phần chân răng đóng vai trò như một lớp đệm bảo vệ chân răng và kết nối răng với xương hàm, giữ cho răng luôn vững chắc. Khe nướu còn giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào mô nướu (lợi) và xương quanh răng. Tuy nhiên đây là khu vực khó làm sạch, vi khuẩn trong các mảng bám có thể làm viêm nướu (lợi) răng. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, vi khuẩn xâm nhập sâu hơn vào mô nướu (lợi) và xương, gây ra viêm nha chu và tiêu xương.

Trong thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ.
Các chuyên gia Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam khuyến cáo, đánh răng bằng kem đánh răng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu sau mỗi khi ăn và trước khi đi ngủ trong 2 phút là giải pháp giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả, bao gồm đối với phụ nữ mang thai. Kem đánh răng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu chứa kẽm hoạt tính giúp làm sạch, ngăn ngừa mảng bám, ngay cả ở khe nướu (lợi), đồng thời Vitamin E giúp nuôi dưỡng, tăng cường sức khỏe nướu (lợi). Sản phẩm được Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam kiểm chứng và khuyên dùng, 94% người dùng cải thiện tình trạng nướu sau 2 tuần*. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên súc miệng sạch sau khi ăn để hạn chế mảng bám còn sót lại trên răng và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả nhất, trước khi có ý định mang thai, người mẹ cần phải thăm khám kĩ càng sức khỏe răng miệng và điều trị dứt điểm các vấn đề răng miệng nếu có. Duy trì vệ sinh răng miệng thật tốt trong quá trình mang thai là điều vô cùng quan trọng. Để tránh mắc bệnh răng miệng, thai phụ cố gắng ăn những chế phẩm có chứa ít đường mà thay vào đó ăn vị ngọt từ trái cây tươi, nên uống nhiều sữa, ăn ít muối, vừa phải chất béo. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cũng nên duy trì đi khám răng định kỳ và can thiệp điều trị răng miệng theo chỉ định của bác sĩ.

94% người dùng cải thiện sức khỏe nướu/lợi chỉ sau 2 tuần
Chúng ta thường nghĩ chỉ cần đánh răng sạch là đủ, nhưng giữa răng và nướu có khe hở tự nhiên (khe nướu) thường tồn đọng các mảng bám không được làm sạch đúng cách, để lâu sẽ gây viêm nướu hoặc nặng hơn là tụt nướu. Chính vì vậy, để giữ cho nướu khỏe, khe nướu sạch là bí quyết duy trì sức khỏe răng miệng dài lâu.
Cải thiện sức khỏe răng miệng, tạm biệt các bệnh về nướu chỉ sau 2 tuần nhờ:
Kẽm ZinC – làm sạch sâu vi khuẩn và mảng bám ngay cả trong khe nướu.
Vitamin E – giúp nuôi dưỡng nướu chắc khỏe từ bên trong.
Chăm nướu khỏe - răng chắc càng sớm càng tốt cùng P/S Chuyên Gia Chăm Sóc Nướu ngay!