Chân dung các văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam qua tranh

Triển lãm 'Hà Nội trong mắt ai' với chân dung văn nghệ sĩ Việt Nam góp phần làm phong phú thêm bề dày văn hóa của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Chân dung danh họa Dương Bích Liên (1924-1988) - một trong bộ bốn “Nghiêm, Liên, Sáng, Phái” (các danh họa: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái) của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông được vinh danh với Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

Chân dung danh họa Dương Bích Liên (1924-1988) - một trong bộ bốn “Nghiêm, Liên, Sáng, Phái” (các danh họa: Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Bùi Xuân Phái) của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Ông được vinh danh với Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000.

Danh họa Mai Trung Thứ (1906-1980) nổi tiếng với tranh lụa về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày dưới góc nhìn mang màu sắc Á Đông.

Danh họa Mai Trung Thứ (1906-1980) nổi tiếng với tranh lụa về phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày dưới góc nhìn mang màu sắc Á Đông.

Danh họa Vũ Cao Đàm (1908-2000) có nhiều sáng tác tôn vinh tình mẫu tử. Ông có công trong việc tìm tòi chất liệu cho tranh lụa và sơn dầu, tìm được cách bồi lụa trên giấy cứng, giúp họa sĩ có thể vẽ trên lụa và dùng nhiều màu.

Danh họa Vũ Cao Đàm (1908-2000) có nhiều sáng tác tôn vinh tình mẫu tử. Ông có công trong việc tìm tòi chất liệu cho tranh lụa và sơn dầu, tìm được cách bồi lụa trên giấy cứng, giúp họa sĩ có thể vẽ trên lụa và dùng nhiều màu.

Bà Lê Thị Lựu (1911-1988), nữ họa sĩ đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhập học lúc 16 tuổi. Tranh của bà thường khắc họa phụ nữ và trẻ em Việt Nam với khuôn mặt rạng rỡ.

Bà Lê Thị Lựu (1911-1988), nữ họa sĩ đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhập học lúc 16 tuổi. Tranh của bà thường khắc họa phụ nữ và trẻ em Việt Nam với khuôn mặt rạng rỡ.

NSND Lê Dung (1951-2001) được mệnh danh là "cánh chim đầu đàn của nhạc cổ điển, thính phòng Việt Nam".

NSND Lê Dung (1951-2001) được mệnh danh là "cánh chim đầu đàn của nhạc cổ điển, thính phòng Việt Nam".

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012 cho cụm tác phẩm gồm 3 kịch bản: “Canh bạc”, “Cha tôi và hai người đàn bà”, “Trăng trên đất khách”.

Nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2012 cho cụm tác phẩm gồm 3 kịch bản: “Canh bạc”, “Cha tôi và hai người đàn bà”, “Trăng trên đất khách”.

Nhạc sĩ Trần Tiến có rất nhiều ca khúc về phụ nữ - những người chị, người mẹ, người em, anh đã gặp trong đời.

Nhạc sĩ Trần Tiến có rất nhiều ca khúc về phụ nữ - những người chị, người mẹ, người em, anh đã gặp trong đời.

Nhạc sĩ Dương Thụ nổi danh với loạt tình khúc nhẹ nhàng, êm ái như: "Mặt trời dịu êm", "Bài hát ru cho anh", "Vẫn hát lời tình yêu", "Cho em một ngày", "Họa mi hót trong mưa"…

Nhạc sĩ Dương Thụ nổi danh với loạt tình khúc nhẹ nhàng, êm ái như: "Mặt trời dịu êm", "Bài hát ru cho anh", "Vẫn hát lời tình yêu", "Cho em một ngày", "Họa mi hót trong mưa"…

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đa năng về văn chương, báo chí, hội họa.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - đa năng về văn chương, báo chí, hội họa.

PGS.TS. Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nổi bật với nhiều tác phẩm khí nhạc, nhạc phim và nhạc sân khấu.

PGS.TS. Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nổi bật với nhiều tác phẩm khí nhạc, nhạc phim và nhạc sân khấu.

Nữ sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988) nổi tiếng với tài viết thơ và để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam qua các tác phẩm như: "Thuyền và biển", "Sóng", "Thơ tình cuối mùa thu", "Tiếng gà trưa"...

Nữ sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988) nổi tiếng với tài viết thơ và để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam qua các tác phẩm như: "Thuyền và biển", "Sóng", "Thơ tình cuối mùa thu", "Tiếng gà trưa"...

Nhạc sĩ Phú Quang (1949-2021), cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam, có sự nghiệp đồ sộ và ảnh hưởng lớn đến nhiều nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Phú Quang (1949-2021), cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam, có sự nghiệp đồ sộ và ảnh hưởng lớn đến nhiều nghệ sĩ.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương (1944-2020) là tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Ông không chỉ có nhiều cống hiến trong sáng tạo nghệ thuật mà còn được coi là “người hùng” khi khởi xướng việc bảo vệ tác quyền một cách bài bản.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương (1944-2020) là tuổi lớn của nền âm nhạc Việt Nam. Ông không chỉ có nhiều cống hiến trong sáng tạo nghệ thuật mà còn được coi là “người hùng” khi khởi xướng việc bảo vệ tác quyền một cách bài bản.

Ảnh: BTC

Tình Lê

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chan-dung-song-dong-cua-van-nghe-si-viet-nam-qua-tranh-2304820.html