Chân dung hoàng đế bị thần dân căm ghét tận xương tủy

Là hoàng đế La Mã thứ hai, Tiberius trị vì từ năm 14 - 37 sau Công nguyên. Dù là bậc đế vương nhưng hoàng đế Tiberius không được lòng dân chúng như vị vua tiền nhiệm. Thậm chí, ông hoàng này từng sống ẩn dật trên đảo Capri.

Tiberius là hoàng đế La Mã thứ hai trong lịch sử. Mặc dù là một trong nhà lãnh đạo tối cao của đất nước nhưng ông hoàng này không được người dân yêu quý, tôn trọng như vị vua tiền nhiệm là Augustus. Ảnh: The British Library/Flickr Creative Commons.

Tiberius là hoàng đế La Mã thứ hai trong lịch sử. Mặc dù là một trong nhà lãnh đạo tối cao của đất nước nhưng ông hoàng này không được người dân yêu quý, tôn trọng như vị vua tiền nhiệm là Augustus. Ảnh: The British Library/Flickr Creative Commons.

Theo các ghi chép, Tiberius trở thành người thừa kế ngai vàng của Augustus - hoàng đế La Mã đầu tiên trong lịch sử. Ông hoàng này kết hôn với mẹ của Tiberius sau khi bà ly hôn người chồng đầu tiên. Do Augustus không có con trai nối dõi nên yêu thương Tiberius như con ruột. Ảnh: Public Domain.

Theo các ghi chép, Tiberius trở thành người thừa kế ngai vàng của Augustus - hoàng đế La Mã đầu tiên trong lịch sử. Ông hoàng này kết hôn với mẹ của Tiberius sau khi bà ly hôn người chồng đầu tiên. Do Augustus không có con trai nối dõi nên yêu thương Tiberius như con ruột. Ảnh: Public Domain.

Nhờ vậy, Tiberius được nuôi nấng, dạy dỗ để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba cũng như học các chiến thuật quân sự, hùng biện, ngoại giao... Ảnh: Jonathan Larsen / Diadem Images / Alamy Stock Photo.

Nhờ vậy, Tiberius được nuôi nấng, dạy dỗ để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba cũng như học các chiến thuật quân sự, hùng biện, ngoại giao... Ảnh: Jonathan Larsen / Diadem Images / Alamy Stock Photo.

Sau khi hoàng đế Augustus băng hà, Tiberius lên ngôi báu vào năm 14 sau Công nguyên. Trên cương vị người đứng đầu đất nước, hoàng đế Tiberius củng cố lực lượng hải quân, tăng nguồn thu ngân khố, ban hành một số chính sách khiến người dân La Mã "không vui" như dừng tài trợ cho các trò chơi võ sĩ giác đấu. Ảnh: Ivy Close Images / Alamy Stock Photo.

Sau khi hoàng đế Augustus băng hà, Tiberius lên ngôi báu vào năm 14 sau Công nguyên. Trên cương vị người đứng đầu đất nước, hoàng đế Tiberius củng cố lực lượng hải quân, tăng nguồn thu ngân khố, ban hành một số chính sách khiến người dân La Mã "không vui" như dừng tài trợ cho các trò chơi võ sĩ giác đấu. Ảnh: Ivy Close Images / Alamy Stock Photo.

Hoàng đế Tiberius không có sức ảnh hưởng như hoàng đế Augustus nên ông mất đi sự ủng hộ của Thượng viện La Mã và người dân La Mã. Ảnh: ALLTRAVEL / Alamy Stock Photo.

Hoàng đế Tiberius không có sức ảnh hưởng như hoàng đế Augustus nên ông mất đi sự ủng hộ của Thượng viện La Mã và người dân La Mã. Ảnh: ALLTRAVEL / Alamy Stock Photo.

Trong những năm cuối đời, hoàng đế Tiberius sống ẩn dật trên đảo Capri sau khi đã giao phó phần lớn quyền lực cho những đại thần trong triều. Ảnh: Public Domain.

Trong những năm cuối đời, hoàng đế Tiberius sống ẩn dật trên đảo Capri sau khi đã giao phó phần lớn quyền lực cho những đại thần trong triều. Ảnh: Public Domain.

Tại đây, ông hoàng này được cho là đã xây dựng ngục tối để tra tấn nhiều người, lạm dụng phụ nữ, thậm chí bắt nhiều trẻ em làm nhân tình của mình. Ảnh: kmiragaya/stock.adobe.com.

Tại đây, ông hoàng này được cho là đã xây dựng ngục tối để tra tấn nhiều người, lạm dụng phụ nữ, thậm chí bắt nhiều trẻ em làm nhân tình của mình. Ảnh: kmiragaya/stock.adobe.com.

Vào thời điểm qua đời vào năm 37, hoàng đế Tiberius, thọ 78 tuổi, được nhớ tới với hình ảnh là nhà cai trị chuyên chế và trụy lạc. Do đó, ông bị người đời căm ghét, thậm chí oán hận. Ảnh: Public Domain.

Vào thời điểm qua đời vào năm 37, hoàng đế Tiberius, thọ 78 tuổi, được nhớ tới với hình ảnh là nhà cai trị chuyên chế và trụy lạc. Do đó, ông bị người đời căm ghét, thậm chí oán hận. Ảnh: Public Domain.

Mời độc giả xem video: Đến thăm thành phố La Mã, nơi thời gian ngừng trôi gần 2.000 năm.

Tâm Anh (theo ATI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chan-dung-hoang-de-bi-than-dan-cam-ghet-tan-xuong-tuy-2077738.html