Chặn ung thư từ gốc với những thói quen dễ thực hiện

Ung thư có thể được phòng tránh từ gốc nếu bạn duy trì những thói quen sống lành mạnh. Chỉ với vài thay đổi đơn giản mỗi ngày, bạn đã góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những thói quen nên bắt đầu ngay hôm nay.

Chế độ ăn uống lành mạnh

 Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn phòng tránh ung thư. Ảnh: Internet

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp bạn phòng tránh ung thư. Ảnh: Internet

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng phòng tránh ung thư. Béo phì không chỉ nuôi dưỡng tế bào ung thư mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho khối u phát triển nhanh hơn. Mặt khác, ăn kiêng quá mức hoặc kiêng kỵ thiếu cơ sở dễ khiến cơ thể suy nhược, tạo cơ hội cho tế bào ung thư tái phát.

Bổ sung thực phẩm chống ung thư

Một số loại thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày để giúp phòng ngừa ung thư. Chẳng hạn như: táo chứa nhiều chất xơ và polyphenol, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư vú, ruột và phổi; măng tây ít calo nhưng giàu folate, giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư tuyến tụy, thực quản và ruột.

 Táo chứa nhiều chất xơ và polyphenol, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư vú, ruột và phổi. Ảnh: M.T

Táo chứa nhiều chất xơ và polyphenol, hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ ung thư vú, ruột và phổi. Ảnh: M.T

Các loại quả mọng như việt quất, dâu tây giàu chất chống oxy hóa, rất có lợi cho sức khỏe. Rau họ cải và rau lá xanh (cải bó xôi, cải kale, bông cải xanh…) chứa nhiều vitamin C và glutathione, có tác dụng loại bỏ các gốc tự do gây hại. Cà rốt cũng là thực phẩm nên dùng thường xuyên vì chứa Beta carotene-một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương.

Thường xuyên tắm nắng

Vitamin D có thể làm chậm quá trình chuyển động của tế bào ung thư từ trạng thái tổn thương tiền ung thư sang trạng thái ung thư và kiểm soát sự phát triển của chúng.

Đặc biệt, với bệnh nhân mắc ung thư phổi, vitamin D được xem là một yếu tố giảm nguy cơ tử vong, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn những phản ứng có hại và nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng phương pháp miễn dịch.

Và cách đơn giản nhất để bổ sung vitamin D thường xuyên tắm nắng đúng cách. Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời 10 phút mỗi ngày sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

Không thức khuya

Một nghiên cứu của Đức cho thấy giấc ngủ giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Những người ngủ đủ giấc hoàn toàn có hiệu quả kích hoạt các tế bào T (đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch đáp ứng của cơ thể) tích phân cao hơn những người có giấc ngủ kém.

Vậy nên bạn cần đặt lịch trình ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, duy trì thói quen này trong thời gian dài; tắt máy tính và các thiết bị điện tử khác trước khi đi ngủ; tránh ăn nặng trước khi đi ngủ; thực hiện các hoạt động như tắm nước nóng, đọc sách, và thiền trước khi đi ngủ; hạn chế việc tiêu thụ caffeine (cà phê, trà, soda) và rượu.

Rèn luyện thể chất

 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Ảnh: M.T

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Ảnh: M.T

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có vóc dáng khỏe đẹp mà còn giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch. Tế bào ung thư vì thế không dễ tìm đến bạn và khả năng tái phát càng nhỏ.

Khi tập thể dục, bạn nên lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp với vóc dáng, kiên trì tập lâu dài, tránh tập quá sức.

Bỏ hút thuốc và uống rượu

Hút thuốc không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn đưa nicotine vào cơ thể-một loại chất có thể kích thích hình thành tế bào ung thư. Trong khi đó, rượu bia làm tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa và gây áp lực lên gan, đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh nền.

Việc từ bỏ hai thói quen này giúp hạn chế môi trường thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển và lan rộng.

 Hút thuốc không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn đưa nicotine vào cơ thể-một loại chất có thể kích thích hình thành tế bào ung thư. Ảnh: Internet

Hút thuốc không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn đưa nicotine vào cơ thể-một loại chất có thể kích thích hình thành tế bào ung thư. Ảnh: Internet

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Vì quá trình phát triển của tế bào ung thư diễn ra trong thời gian dài nên bạn cần thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát, sớm phát hiện và điều trị. Khi sức đề kháng của người bệnh giảm sút, bệnh sẽ tái phát tại chỗ và sau đó di căn nếu bạn không phát hiện và can thiệp kịp thời.

MỘC TRÀ

Nguồn Gia Lai: https://baogialai.com.vn/chan-ung-thu-tu-goc-voi-nhung-thoi-quen-de-thuc-hien-post324717.html