Chanh đào mật ong rất tốt nhưng những người này không nên dùng
Không dùng chanh đào mật ong cho những người bị viêm loét dạ dày hay mắc các bệnh về túi mật, thận.
Theo bác sĩ Lê Quang Hào - Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tinh dầu trong vỏ chanh có tác dụng trị ho, cảm cúm, viêm họng, hạ sốt... Ngoài ra, lượng axit citric dồi dào trong ruột chanh giúp phòng trị ho, khàn tiếng.
Trẻ nhỏ uống chanh mật ong cũng rất an toàn. Tuy nhiên nếu ngâm sai cách sẽ rất dễ phản tác dụng, thậm chí thành độc hại.
Sai lầm thường gặp khi ngâm chanh đào mật ong
Ngâm chanh đào mật ong trong hũ nhựa
Nhiều người không chỉ ngâm chanh đào mà còn ngâm nhiều hoa quả khác như sấu, mơ, mận,… trong các hũ nhựa. Tuy nhiên, axit trong những loại quả này sẽ phản ứng với chất dẻo của nhựa, sản sinh chất độc, lâu ngày hình thành chất gây ung thư.
Các nhà khoa học đã chứng minh, chất BPA trong nhựa có thể gây ra các biến chứng về nhiễm sắc thể đối với thai nhi và dẫn đến các khuyết tật bẩm sinh.
Ngoài ra, các chất hóa học trong nhựa có thể rối loạn các hormone giới tính dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ. Những chất chất này khi phản ứng với axit có trong chanh sẽ tạo thành chất độc chết người.
Để quá lâu
Không nên ngâm quá lâu sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng trong mật ong và chanh đào. Chanh đào có thể sử dụng sau ngâm một tuần, song phải mất ít nhất một tháng mới lên men hoàn toàn và hết sủi bọt. Mật ong ngâm chanh đào chỉ để tối đa trong một năm.
Bảo quản hũ chanh đào mật ong ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thời gian đầu mới ngâm chanh sẽ sủi bọt, bạn dùng thìa hớt bỏ đi. Ngâm khoảng hơn một tháng là có thể dùng được.
Nên sử dụng bình thủy tinh để ngâm, thời gian sẽ lâu hơn và an toàn hơn.
Sử dụng vỉ nén bằng nhựa, gỗ công nghiệp
Trong gỗ công nghiệp có chứa formaldehyde (HCHO) hay còn được gọi là Phoóc Môn. Formaldehyde được sinh ra trong quá trình sử dụng công nghệ ép nóng ở nhiệt độ cao để ép bột gỗ và bột nhựa tạo thành tấm HDF.
Nếu phoóc môn xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây khó tiêu hóa, viêm loét các tế bào, thực quản, dạ dày, ruột…. Nếu nhiễm phải một lượng cao có thể gây tử vong. Ở thể khí nếu hít phải phoóc môn có thể gây ngạt thở và mắc nhiều bệnh về hô hấp.
Cách ngâm chanh đào mật ong
Nguyên liệu
Chanh đào 10 kg
Mật ong rừng ruồi 12 lít
Cách làm
Lọ thủy tinh: Tráng qua nước nóng để diệt khuẩn, úp ráo nước.
Chọn quả chanh đã chín, già trái mỏng vỏ (ruột chanh có màu hồng ), vỏ chanh căng bóng (chanh còn tươi, mọng nước).
Rửa chanh thật sạch với nước, sau đó ngâm chanh với muối hạt trong vòng 30 phút.
Vớt chanh ra và để ráo.
Cắt từng lát mỏng, xếp chanh vào lọ đựng, cả nhà xếp chanh theo quy tắc: 1 lớp đường, 1 lớp chanh, 1 lớp đường, 1 lớp chanh. Đến khi nào đầy lọ. (Các chị có thể hong sơ ráo lát chanh 5-7ph bằng lò nướng, đừng hong lâu quá, sẽ mất hết nước chanh).
Cuối cùng đổ mật ong vào, đậy kín nắp, nếu cần sử dụng gấp thì 1 tuần là dùng được.
Thời gian đầu 1 tuần mới ngâm, bạn nên thường xuyên kiểm tra lọ ngâm, nếu thấy sủi bọt trên bề mặt mình nên vớt lớp bọt này đi, tránh để lớp chanh nổi lên khỏi lớp mật ong vì sẽ dễ nổi váng (có thể mua vỉ nén để dùng sẽ đỡ mất thời gian hơn), nhớ mở lọ ra 1 vài lần vì khi chanh lên men khí trong bình bị nén sẽ dễ bị nổ.
Lưu ý khi sử dụng
Mẹ nên cho con dùng với liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng.
Khi con bị nhiệt miệng, đi ngoài, đầy bụng, ho lâu ngày... không nên sử dụng mà nên đến gặp bác sĩ.
Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Đối với bé từ 1,5 tuổi có thể dùng với lượng nhỏ.
Không dùng chanh đào mật ong cho những người bị viêm loét dạ dày, hay mắc các bệnh về túi mật, thận. Bởi vị chua của chanh đào sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày.
Người bị ợ nóng không nên dùng chanh đào mật ong vì sẽ kích thích chứng ợ nóng.
Không nên dùng chanh đào khi bụng rỗng sẽ dễ gây tổn thương dạ dày.
Nên pha loãng chanh đào với nước ấm và uống sau ăn khoảng 30 phút.