Chiêm ngưỡng biệt thự Pháp cổ 49 Trần Hưng Đạo sau trùng tu

Nằm ở góc phố Trần Hưng Đạo-Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), tòa biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 tuổi, sau hai năm trùng tu đã mở cửa đón du khách tham quan.

Căn biệt thự có hai mặt tiền tại 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), với diện tích xây dựng 174m2, nằm trong khuôn viên rộng 993m2. Đây là một trong số ít biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội còn duy trì được không gian sân vườn rộng.

Căn biệt thự có hai mặt tiền tại 49 phố Trần Hưng Đạo - 46 phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm), với diện tích xây dựng 174m2, nằm trong khuôn viên rộng 993m2. Đây là một trong số ít biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội còn duy trì được không gian sân vườn rộng.

Công trình có tổng diện tích 993m2, trong đó có 400m2 mặt sàn, còn lại là thảm cỏ, lối đi. Căn biệt thự có 2 tầng được sơn màu vàng và đỏ đậm. Bên trái bậc tam cấp dẫn vào nhà là một khoảng sân lắp kính cho khách tham quan hình dung được phần nền cũ, thấp hơn nửa mét so với mặt đất.

Công trình có tổng diện tích 993m2, trong đó có 400m2 mặt sàn, còn lại là thảm cỏ, lối đi. Căn biệt thự có 2 tầng được sơn màu vàng và đỏ đậm. Bên trái bậc tam cấp dẫn vào nhà là một khoảng sân lắp kính cho khách tham quan hình dung được phần nền cũ, thấp hơn nửa mét so với mặt đất.

Khách tham quan thích thú trước diện mạo hoàn toàn mới của tòa biệt thự.

Khách tham quan thích thú trước diện mạo hoàn toàn mới của tòa biệt thự.

Mặt bên của căn biệt thự hướng ra cửa phụ số 46 phố Hàng Bài cũng được xây dựng bậc tam cấp. Lối đi này dẫn ra sân vườn được trồng nhiều loại cây cảnh bên cạnh cây si có tuổi đời vài chục năm.

Mặt bên của căn biệt thự hướng ra cửa phụ số 46 phố Hàng Bài cũng được xây dựng bậc tam cấp. Lối đi này dẫn ra sân vườn được trồng nhiều loại cây cảnh bên cạnh cây si có tuổi đời vài chục năm.

Trong khuôn viên của biệt thự còn có một nhà kính được xây dựng cùng hệ thống ghế đá xung quanh, là nơi nghỉ chân cho khách tham quan.

Trong khuôn viên của biệt thự còn có một nhà kính được xây dựng cùng hệ thống ghế đá xung quanh, là nơi nghỉ chân cho khách tham quan.

Hệ thống hàng rào bằng sắt bao quanh căn biệt thự được giữ nguyên theo lối kiến trúc Hà Nội xưa.

Hệ thống hàng rào bằng sắt bao quanh căn biệt thự được giữ nguyên theo lối kiến trúc Hà Nội xưa.

Để tránh cho các cánh cửa sổ bị dập vào tường khi mở ra, mỗi cánh đều có một chốt chặn được gọi là chốt "cô gái chăn cừu". Kiểu chốt chặn này được làm bằng kim loại, thường có hình dạng như nửa thân trên của một cô gái đội chiếc mũ phẳng. Đây là phụ kiện thường sử dụng vào thế kỷ XVIII, chịu ảnh hưởng của trào lưu nghệ thuật Rococo (các họa tiết hoa mỹ, nhẹ nhàng và gợi hình đồng quê). Việc sử dụng chốt chặn cánh cửa sổ khi đó còn khá hiếm ở Hà Nội, nơi hầu hết cánh cửa chớp không được mở hết cỡ vì vẫn có các hốc tường dày chặn lại.

Để tránh cho các cánh cửa sổ bị dập vào tường khi mở ra, mỗi cánh đều có một chốt chặn được gọi là chốt "cô gái chăn cừu". Kiểu chốt chặn này được làm bằng kim loại, thường có hình dạng như nửa thân trên của một cô gái đội chiếc mũ phẳng. Đây là phụ kiện thường sử dụng vào thế kỷ XVIII, chịu ảnh hưởng của trào lưu nghệ thuật Rococo (các họa tiết hoa mỹ, nhẹ nhàng và gợi hình đồng quê). Việc sử dụng chốt chặn cánh cửa sổ khi đó còn khá hiếm ở Hà Nội, nơi hầu hết cánh cửa chớp không được mở hết cỡ vì vẫn có các hốc tường dày chặn lại.

Ở bên trong căn biệt thự, tầng 1 được lát gạch mette hình lục lăng nhập từ Pháp, kích thước nhỏ ít nứt vỡ mặc dù mỏng, không tráng men.

Ở bên trong căn biệt thự, tầng 1 được lát gạch mette hình lục lăng nhập từ Pháp, kích thước nhỏ ít nứt vỡ mặc dù mỏng, không tráng men.

Trần tầng 1 làm từ cột thép gọi là xà dọc, thêm một lớp dầm, sau đó là sàn của tầng trên.

Trần tầng 1 làm từ cột thép gọi là xà dọc, thêm một lớp dầm, sau đó là sàn của tầng trên.

Tại đây cũng trưng bày bộ ảnh "Hồi sinh một biệt thự cổ ở Hà Nội" của nhiếp ảnh gia Francois Carlet-Soulages về toàn bộ quá trình biến đổi của biệt thự, từ lúc còn là một tòa nhà bỏ hoang, các cuộc thám sát, nghiên cứu của các nhà khoa học… cho tới từng bước trong quá trình tu bổ.

Tại đây cũng trưng bày bộ ảnh "Hồi sinh một biệt thự cổ ở Hà Nội" của nhiếp ảnh gia Francois Carlet-Soulages về toàn bộ quá trình biến đổi của biệt thự, từ lúc còn là một tòa nhà bỏ hoang, các cuộc thám sát, nghiên cứu của các nhà khoa học… cho tới từng bước trong quá trình tu bổ.

Khung cửa sổ của thời gian.

Khung cửa sổ của thời gian.

Một số hiện vật được trưng bày như các viên gạch dùng để xây biệt thự, chốt cửa sắt, sứ cách điện, vật liệu trang trí bằng đất nung,...

Một số hiện vật được trưng bày như các viên gạch dùng để xây biệt thự, chốt cửa sắt, sứ cách điện, vật liệu trang trí bằng đất nung,...

Cầu thang xoắn ốc được làm mới hoàn toàn bằng thép và gỗ do hệ thống cầu thang cũ không còn. Một số chỗ được đơn vị thi công không trát vữa, để lộ gạch gốc trên tường nhằm giải thích về kiến trúc đặc biệt cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Cầu thang xoắn ốc được làm mới hoàn toàn bằng thép và gỗ do hệ thống cầu thang cũ không còn. Một số chỗ được đơn vị thi công không trát vữa, để lộ gạch gốc trên tường nhằm giải thích về kiến trúc đặc biệt cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Phần mái ngói được thay thế bằng loại ngói sản xuất tại Việt Nam. Hệ thống ô thoáng giúp điều hòa không khí của căn biệt thự được để lộ, giúp khách tham quan có thể hiểu thêm về nét kiến trúc độc đáo của công trình này.

Phần mái ngói được thay thế bằng loại ngói sản xuất tại Việt Nam. Hệ thống ô thoáng giúp điều hòa không khí của căn biệt thự được để lộ, giúp khách tham quan có thể hiểu thêm về nét kiến trúc độc đáo của công trình này.

Điểm nhấn của tòa công trình là sở hữu hệ thống hàng chục ô cửa sổ lớn, có tầm nhìn thoáng đãng bao quát các tuyến phố xung quanh.

Điểm nhấn của tòa công trình là sở hữu hệ thống hàng chục ô cửa sổ lớn, có tầm nhìn thoáng đãng bao quát các tuyến phố xung quanh.

Việc trùng tu gặp nhiều khó khăn do đây là biệt thự tư nhân, vì vậy nên không có hồ sơ lưu trữ ngoài một bức ảnh chụp gia đình chủ nhà đứng trước biệt thự. Trước khi tiến hành công tác bảo tồn, sửa chữa, các chuyên gia đã triển khai nhiều hoạt động đánh giá hiện trạng, khảo sát các lớp vật liệu để làm rõ các yếu tố nguyên gốc phục vụ cho trùng tu.

Việc trùng tu gặp nhiều khó khăn do đây là biệt thự tư nhân, vì vậy nên không có hồ sơ lưu trữ ngoài một bức ảnh chụp gia đình chủ nhà đứng trước biệt thự. Trước khi tiến hành công tác bảo tồn, sửa chữa, các chuyên gia đã triển khai nhiều hoạt động đánh giá hiện trạng, khảo sát các lớp vật liệu để làm rõ các yếu tố nguyên gốc phục vụ cho trùng tu.

Tòa nhà số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài là biệt thự Pháp đầu tiên của Hà Nội được trùng tu bài bản, kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ. Theo công bố của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội hồi tháng 6/2022, thành phố có 1216 biệt thự cũ nằm trong danh mục quản lý, được xây dựng từ trước năm 1954.

Tòa nhà số 49 Trần Hưng Đạo - 46 Hàng Bài là biệt thự Pháp đầu tiên của Hà Nội được trùng tu bài bản, kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ. Theo công bố của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội hồi tháng 6/2022, thành phố có 1216 biệt thự cũ nằm trong danh mục quản lý, được xây dựng từ trước năm 1954.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.vn/anh-chiem-nguong-biet-thu-phap-co-49-tran-hung-dao-sau-trung-tu-post794296.html