Chiêm ngưỡng bửu tán ngai vàng trong Hoàng cung Huế

Sau 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa trong Hoàng cung Huế sắp khánh thành. Cùng với nhiều nội thất trong điện, bửu tán - tàng lọng quý báu che trên ngai vua lộ diện với vẻ uy nghi, tráng lệ.

Điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng cung Huế, nơi đặt ngai vàng, một biểu tượng quyền lực của triều đại, nơi cử hành các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình và hoàng gia.

Điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng cung Huế, nơi đặt ngai vàng, một biểu tượng quyền lực của triều đại, nơi cử hành các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình và hoàng gia.

Theo các tài liệu, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng tháng 2/1805, hoàn thành tháng 10/1805 với lối nhà kép mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau. Điện Thái Hòa và không gian là biểu tượng cao nhất về uy quyền, một công trình nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993).

Theo các tài liệu, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng tháng 2/1805, hoàn thành tháng 10/1805 với lối nhà kép mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau. Điện Thái Hòa và không gian là biểu tượng cao nhất về uy quyền, một công trình nằm trong Quần thể di tích Cố đô Huế (Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới ngày 11/12/1993).

Trải qua thời gian, do bị xuống cấp, cuối tháng 11/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa.

Trải qua thời gian, do bị xuống cấp, cuối tháng 11/2021, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khởi công bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa.

Hiện nay, các nghệ nhân đang khẩn trương hoàn thành những hạng mục bên trong điện Thái Hòa.

Hiện nay, các nghệ nhân đang khẩn trương hoàn thành những hạng mục bên trong điện Thái Hòa.

Việc thi công các hạng mục được thực hiện một cách tỉ mỉ.

Việc thi công các hạng mục được thực hiện một cách tỉ mỉ.

Cùng với nhiều nội thất khác, bửu tán là tàng lọng quý báu che trên ngai vua tạo sự uy nghi và trang trọng của không gian vua ngự được trùng tu lộng lẫy.

Cùng với nhiều nội thất khác, bửu tán là tàng lọng quý báu che trên ngai vua tạo sự uy nghi và trang trọng của không gian vua ngự được trùng tu lộng lẫy.

Theo tài liệu, dưới thời vua Gia Long bửu tán được làm bằng vải gấm. Năm 1923 để chuẩn bị cho lễ "Tứ tuần đại khánh" của mình, vua Khải Định cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng.

Theo tài liệu, dưới thời vua Gia Long bửu tán được làm bằng vải gấm. Năm 1923 để chuẩn bị cho lễ "Tứ tuần đại khánh" của mình, vua Khải Định cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng.

Mỗi mặt của bửu tán chạm lộng hình hai con rồng chầu mặt vào nhau miệng ngậm chữ "Thọ", bốn góc chạm hình đầu rồng nhô cao, xung quanh và các góc tạo hình các tua rủ uyển chuyển và mềm mại.

Mỗi mặt của bửu tán chạm lộng hình hai con rồng chầu mặt vào nhau miệng ngậm chữ "Thọ", bốn góc chạm hình đầu rồng nhô cao, xung quanh và các góc tạo hình các tua rủ uyển chuyển và mềm mại.

Những họa tiết tỉ mỉ trên bửu tán.

Những họa tiết tỉ mỉ trên bửu tán.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, lễ công bố hoàn thành dự án "Bảo tồn, tu bổ, tổng thể di tích điện Thái Hòa sẽ diễn ra vào ngày 23/11 tới.

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, lễ công bố hoàn thành dự án "Bảo tồn, tu bổ, tổng thể di tích điện Thái Hòa sẽ diễn ra vào ngày 23/11 tới.

Hoàng Dũng

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/chiem-nguong-buu-tan-ngai-vang-trong-hoang-cung-hue-169241115055850742.htm