Chiêm ngưỡng ngôi chùa gốm sứ độc đáo tại Hà Nội

Chùa Hưng Ký nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mang nét kiến trúc gốm sứ độc đáo còn sót lại từ cuối triều nhà Nguyễn.

Chùa Hưng Ký nằm trong ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Hà thành. Chùa hiện còn giữ được hầu như nguyên vẹn gốm men nhiều màu đã gắn, ốp trên các cấu kiện của kiến trúc khiến ai bước vào chùa cũng phải ngỡ ngàng về tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Chùa Hưng Ký nằm trong ngõ Hưng Ký, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là chùa gốm sứ độc đáo bậc nhất Hà thành. Chùa hiện còn giữ được hầu như nguyên vẹn gốm men nhiều màu đã gắn, ốp trên các cấu kiện của kiến trúc khiến ai bước vào chùa cũng phải ngỡ ngàng về tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Trên bờ nóc mái, chính giữa là chiếc nậm đựng nước cam lồ Phật dùng để rảy xuống trần gian cứu vớt chúng sinh. Các hình mặt trời có tia lửa tượng trưng cho đuốc tuệ. Tại phần cổ diêm trang trí các đề tài trong truyện Tây Du Ký, tả lại 81 khổ nạn Đường Tăng gặp phải trên đường đi Tây Trúc lấy kinh.

Trên bờ nóc mái, chính giữa là chiếc nậm đựng nước cam lồ Phật dùng để rảy xuống trần gian cứu vớt chúng sinh. Các hình mặt trời có tia lửa tượng trưng cho đuốc tuệ. Tại phần cổ diêm trang trí các đề tài trong truyện Tây Du Ký, tả lại 81 khổ nạn Đường Tăng gặp phải trên đường đi Tây Trúc lấy kinh.

Nhà bia phía sau chính điện tập hợp rất nhiều tác phẩm gốm sứ đặc sắc, mô tả các câu chuyện Phật giáo, các điển tích nhà Phật, từng hình ảnh hiện lên đều mang một nét rất riêng của gốm sứ với một bố cục rất hài hòa, tái hiện lại bức tranh Phật giáo rất tỉ mỉ, bảo tồn dường như vẫn còn nguyên vẹn.

Nhà bia phía sau chính điện tập hợp rất nhiều tác phẩm gốm sứ đặc sắc, mô tả các câu chuyện Phật giáo, các điển tích nhà Phật, từng hình ảnh hiện lên đều mang một nét rất riêng của gốm sứ với một bố cục rất hài hòa, tái hiện lại bức tranh Phật giáo rất tỉ mỉ, bảo tồn dường như vẫn còn nguyên vẹn.

Chùa Hưng Ký là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cuối vương triều Nguyễn. Trên khuôn viên 3.000m2, các công trình kiến trúc của chùa Hưng Ký như tam quan, tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, thuận cho Phật tử hành lễ.

Chùa Hưng Ký là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo cuối vương triều Nguyễn. Trên khuôn viên 3.000m2, các công trình kiến trúc của chùa Hưng Ký như tam quan, tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, thuận cho Phật tử hành lễ.

Ngôi chùa dựng đến nay đã được 90 năm nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn. Có người ví di tích kiến trúc độc đáo chùa Hưng Ký tựa một bông hoa nghệ thuật, trải bao bão tố vẫn ngan ngát sắc hương giữa lòng thành phố. Chùa đã được xếp hạng bảo tồn năm 1992.

Ngôi chùa dựng đến nay đã được 90 năm nhưng vẫn còn khá nguyên vẹn. Có người ví di tích kiến trúc độc đáo chùa Hưng Ký tựa một bông hoa nghệ thuật, trải bao bão tố vẫn ngan ngát sắc hương giữa lòng thành phố. Chùa đã được xếp hạng bảo tồn năm 1992.

Hình ảnh trong chùa được chạm khắc rất tỉ mỉ, sinh động, còn vẹn nguyên màu bóng men gạch làm cho bức phù điêu rất có hồn.

Hình ảnh trong chùa được chạm khắc rất tỉ mỉ, sinh động, còn vẹn nguyên màu bóng men gạch làm cho bức phù điêu rất có hồn.

Dưới nóc mái có nhiều ô trang trí tái hiện các cảnh trong Tây Du Ký – tiểu thuyết Phật giáo nổi tiếng Trung Hoa.

Dưới nóc mái có nhiều ô trang trí tái hiện các cảnh trong Tây Du Ký – tiểu thuyết Phật giáo nổi tiếng Trung Hoa.

Các họa tiết trang trí khác trên nóc mái gồm linh vật, hoa quả, hình mây gió cách điệu…

Các họa tiết trang trí khác trên nóc mái gồm linh vật, hoa quả, hình mây gió cách điệu…

Người có công đầu tạo dựng công trình kiến trúc độc đáo này là ông Trần Văn Thành (chủ Nhà máy gạch Cầu Đuống, hiện nay còn dấu vết cơ sở ở bên kia cầu Đuống). Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ông Thành, người có đầu óc kinh doanh nhạy bén, sớm tiếp thu kỹ nghệ tiên tiến, vì vậy gạch ngói của xưởng ông làm ra được người trong nước ưa dùng.

Người có công đầu tạo dựng công trình kiến trúc độc đáo này là ông Trần Văn Thành (chủ Nhà máy gạch Cầu Đuống, hiện nay còn dấu vết cơ sở ở bên kia cầu Đuống). Vào những năm 30 của thế kỷ XX, ông Thành, người có đầu óc kinh doanh nhạy bén, sớm tiếp thu kỹ nghệ tiên tiến, vì vậy gạch ngói của xưởng ông làm ra được người trong nước ưa dùng.

Bà Nguyễn Thị Lan sống ở phố Minh Khai cho biết, ngày rằm và mùng một âm lịch bà thường đến chùa để cầu bình an. "Khi tới chùa ngắm các bức phù điêu và không gian tĩnh mịch tôi cảm thấy lòng vô cùng thanh tịnh, thoải mái...", bà Lan nói.

Bà Nguyễn Thị Lan sống ở phố Minh Khai cho biết, ngày rằm và mùng một âm lịch bà thường đến chùa để cầu bình an. "Khi tới chùa ngắm các bức phù điêu và không gian tĩnh mịch tôi cảm thấy lòng vô cùng thanh tịnh, thoải mái...", bà Lan nói.

Trên khuôn viên 3.000m2, các công trình kiến trúc của chùa Hưng Ký như tam quan, tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, thuận cho Phật tử hành lễ.

Trên khuôn viên 3.000m2, các công trình kiến trúc của chùa Hưng Ký như tam quan, tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, thuận cho Phật tử hành lễ.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/chiem-nguong-ngoi-chua-gom-su-doc-dao-tai-ha-noi-20221008230428475.htm