Chiêm ngưỡng những ngôi nhà tân cổ điển ở Việt Nam
Nhà tân cổ điển ở Việt Nam được lấy cảm hứng từ quá khứ và thường kết hợp các thiết kế không gian mở. Những ngôi nhà trong bài viết này thể hiện sự tư duy lại các kỹ thuật và phong cách xây dựng để tạo ra một lối kiến trúc tôn vinh thiên nhiên.
Việt Nam có bề dày lịch sử về kiến trúc truyền thống và mỗi dân tộc đều có phong cách xây dựng bản địa khác nhau. Gần đây, các kiến trúc sư đã "tái tạo" lại kỹ thuật xây dựng trong quá khứ để tạo những ngôi nhà tân cổ điển phù hợp với cuộc sống đương đại.
Kết cấu khung gỗ với mái dốc là đặc điểm của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nhà được làm bằng hệ thống kèo và dầm, gạch cũng thường được sử dụng song song với hệ thống khung gỗ.
Các công trình kiến trúc mang tính biểu tượng như nhà sàn có từ văn hóa Đông Sơn, nhưng vẫn còn được tìm thấy ở các vùng cao nguyên và trung du. Ngôi nhà phục vụ cả hai chức năng thực tế, như lưu trữ hoặc tổ chức các cuộc tụ họp gắn liền với không gian ngoài trời.
Mong muốn của chủ nhân là kết hợp các không gian để lưu giữ sự giao tiếp truyền thống giữa những thế hệ trong một gia đình Việt Nam. Ngôi nhà được thiết kế với một khoảng trống lớn ở giữa làm trung tâm kết nối toàn bộ không gian. Khoảng trống này bao gồm yếu tố nước và giếng trời để tạo sự gắn kết tự nhiên giữa các phòng ngủ, phòng khách, spa, phòng tập thể dục và khu vực để xe. Thiết kế này sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên để giữ cho nhà luôn mát mẻ.
Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố ở Việt Nam ngày càng khác xa với nguồn gốc vốn có. Các khu đô thị mới phát triển đang mất dần sự kết nối với thiên nhiên nhưng Bình House do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa (VTN Architects) thiết kế là một trong những dự án trong chuỗi “House for trees” – một thiết kế nhà ở nguyên mẫu, cung cấp không gian xanh trong khu dân cư mật độ cao. Chủ nhân của ngôi nhà là một gia đình gồm 3 thế hệ. Do đó, thách thức của dự án là tạo ra không gian cho phép các thế hệ có thêm không gian giao tiếp.
Ngôi nhà nằm ở một xã ngoại thành Hà Nội, nơi đã trải qua quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Triết lý thiết kế của dự án nhằm giúp hình thành một nơi giống với môi trường tự nhiên theo cách nhân tạo.
Cấu trúc được đề xuất của ngôi nhà giống như một hang động. Cấu trúc tổng thể được tạo thành và bao bọc bởi hai lớp tường gạch nối nhau tại một ngã tư, cộng hưởng với sự sắp đặt các loại cây xanh và rau.
Gạch từ lâu đã trở thành vật liệu quen thuộc của địa phương và được sử dụng rộng rãi ở các vùng nông thôn Việt Nam với phương pháp thi công thủ công đơn giản.
Nằm ở ngoại ô của Châu Đốc, An Giang, ngôi nhà này là nơi ở chung của 3 gia đình. Với kinh phí dự án thấp nên nhóm nghiên cứu quyết định xây dựng ngôi nhà bằng các tấm tôn kim loại mỏng. Chúng được lựa chọn để đáp ứng không chỉ các tiêu chuẩn vùng miền mà còn cả phong cách sống phong phú được kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời, cây xanh và thông gió tự nhiên, tương tự như sống trong những khu vườn nửa ngoài trời.
Nằm trong khu dân cư mới của TP HCM, ngôi nhà này giáp với một công viên vì vậy nhóm kiến trúc sư đã thiết kế ngôi nhà trở thành một phần mở rộng của môi trường bằng cách tích hợp màu xanh của công viên vào không gian bên trong nhà.
Một khoảng trống lớn được tạo ra bằng cách cắt không gian qua ba tầng theo hướng chéo. Ở tầng trệt, khoảng trống được bố trí làm phòng khách và mở ra công viên; trên tầng cao nhất, là các phòng gia đình phủ đầy cây xanh. Mặt tiền bao quanh khoảng trống được bao phủ bởi những cây thường xuân cung cấp bóng mát cho tầng trên cùng.
“Cuckoo House” là ngôi nhà dành cho bốn người (bố mẹ và hai con) kết hợp với quán cà phê, tọa lạc tại Đà Nẵng và do Tropical Space thiết kế vào năm 2018.
Công trình được xây dựng bằng gạch đất sét nung của địa phương mang lại cảm giác thân thuộc cho người sử dụng. Ngôi nhà Cuckoo bao gồm 3 khối được kết nối với nhau bằng các lớp đệm. Các khối này được đặt cùng nhau và một khối hình chữ nhật có chức năng như nền. Khối hình chữ nhật là nơi tổ chức quán cà phê và chức năng sân vườn - kết nối khu vực ngoài trời và không gian trong nhà.
Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/chiem-nguong-nhung-ngoi-nha-tan-co-dien-o-viet-nam.html