Chiến đấu cơ FA-50 Hàn Quốc tiếp tục 'đánh chiếm' thị phần của MiG-29 Nga

Cùng với xe tăng K2 Black Panther, chiến đấu cơ FA-50 đang trở thành vũ khí xuất khẩu chủ lực của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc.

Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đang có triển vọng khá tốt, Seoul đã đẩy mạnh việc đưa sản phẩm của nước này tới thị trường các quốc gia nằm ngoài quỹ đạo xuất khẩu vũ khí của Nga.

Công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đang có triển vọng khá tốt, Seoul đã đẩy mạnh việc đưa sản phẩm của nước này tới thị trường các quốc gia nằm ngoài quỹ đạo xuất khẩu vũ khí của Nga.

Mới đây, tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc đã được Malaysia lựa chọn để thay thế 16 chiếc MiG-29 đã ngừng hoạt động vào năm 2017. Đáng chú ý là quốc gia Đông Nam Á này đã từ chối đề nghị mua phiên bản nâng cấp của Fulcrum.

Mới đây, tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc đã được Malaysia lựa chọn để thay thế 16 chiếc MiG-29 đã ngừng hoạt động vào năm 2017. Đáng chú ý là quốc gia Đông Nam Á này đã từ chối đề nghị mua phiên bản nâng cấp của Fulcrum.

Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) vừa thông báo rằng chiến đấu cơ FA-50 của họ đã được tuyên bố là sản phẩm chiến thắng trong cuộc đấu thầu do Bộ Quốc phòng Malaysia tổ chức.

Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Hàn Quốc (KAI) vừa thông báo rằng chiến đấu cơ FA-50 của họ đã được tuyên bố là sản phẩm chiến thắng trong cuộc đấu thầu do Bộ Quốc phòng Malaysia tổ chức.

Và giờ đây, Không quân Malaysia dự kiến sẽ nhận được 18 chiếc FA-50 với tổng trị giá 920 triệu USD, với việc giao máy bay chiến đấu đầu tiên vào năm 2026.

Và giờ đây, Không quân Malaysia dự kiến sẽ nhận được 18 chiếc FA-50 với tổng trị giá 920 triệu USD, với việc giao máy bay chiến đấu đầu tiên vào năm 2026.

Trong cuộc tuyển chọn cạnh tranh, đề xuất của Hàn Quốc đã đánh bại các tiêm kích Tejas của Ấn Độ, JF-17 do liên doanh Trung Quốc - Pakistan chế tạo và MiG-35 của Nga (phiên bản hiện đại hóa từ MiG-29).

Trong cuộc tuyển chọn cạnh tranh, đề xuất của Hàn Quốc đã đánh bại các tiêm kích Tejas của Ấn Độ, JF-17 do liên doanh Trung Quốc - Pakistan chế tạo và MiG-35 của Nga (phiên bản hiện đại hóa từ MiG-29).

Như Tạp chí quốc phòng Janes viết, có một số vấn đề với phiên bản FA-50 Block 20, liên quan đến ngày giao hàng, bởi vì đơn giản là biến thể này vẫn chưa chính thức được sản xuất hàng loạt.

Như Tạp chí quốc phòng Janes viết, có một số vấn đề với phiên bản FA-50 Block 20, liên quan đến ngày giao hàng, bởi vì đơn giản là biến thể này vẫn chưa chính thức được sản xuất hàng loạt.

FA-50 Block 20 chính là phiên bản hiện đại hóa tiếp theo của máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Block 10 - trong khi chiếc phi cơ này được tạo ra trên cơ sở máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle.

FA-50 Block 20 chính là phiên bản hiện đại hóa tiếp theo của máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Block 10 - trong khi chiếc phi cơ này được tạo ra trên cơ sở máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle.

Theo khả năng của mình, FA-50 Block 20 có thể hoàn thành vai trò thực tế của một máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ. Và cùng với đó, nó vẫn là cỗ máy huấn luyện tin cậy, cho phép Malaysia thay thế những chiếc Hawk của BAE Systems đã quá cũ.

Theo khả năng của mình, FA-50 Block 20 có thể hoàn thành vai trò thực tế của một máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ. Và cùng với đó, nó vẫn là cỗ máy huấn luyện tin cậy, cho phép Malaysia thay thế những chiếc Hawk của BAE Systems đã quá cũ.

Cần đặc biệt lưu ý, FA-50 Block 20 cung cấp khả năng lắp đặt radar Northrop Grumman AN/APG-83 trên máy bay, đây là radar mảng pha quét chủ động thế hệ mới, được trang bị cho phiên bản cao cấp nhất của tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Cần đặc biệt lưu ý, FA-50 Block 20 cung cấp khả năng lắp đặt radar Northrop Grumman AN/APG-83 trên máy bay, đây là radar mảng pha quét chủ động thế hệ mới, được trang bị cho phiên bản cao cấp nhất của tiêm kích F-16 Fighting Falcon.

Khí tài trên cho phép sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, máy bay còn có khả năng triển khai các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao, đặc biệt là khi tích hợp pod nhắm mục tiêu bằng laser Sniper do Lockheed Martin chế tạo.

Khí tài trên cho phép sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, máy bay còn có khả năng triển khai các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao, đặc biệt là khi tích hợp pod nhắm mục tiêu bằng laser Sniper do Lockheed Martin chế tạo.

Ngoài ra phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể được lắp đặt trên máy bay, nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp những tùy chọn bổ sung để nâng cao sức chiến đấu.

Ngoài ra phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể được lắp đặt trên máy bay, nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp những tùy chọn bổ sung để nâng cao sức chiến đấu.

Hàn Quốc đang mang đến thị trường vũ khí một chiến đấu cơ hạng nhẹ được chế tạo trên cơ sở máy bay huấn luyện, điều này có tác động tích cực đến chi phí vận hành, với khả năng tác chiến khá đa dạng.

Hàn Quốc đang mang đến thị trường vũ khí một chiến đấu cơ hạng nhẹ được chế tạo trên cơ sở máy bay huấn luyện, điều này có tác động tích cực đến chi phí vận hành, với khả năng tác chiến khá đa dạng.

Và nếu chúng ta lấy giá trị của hợp đồng với Malaysia là 51,1 triệu USD cho một chiếc FA-50 Block 20, đi kèm cả phụ tùng đảm bảo kỹ thuật và cơ sở hạ tầng khai thác, mức giá trên được xem là khá rẻ khi đặt cạnh tính năng của chiếc tiêm kích.

Và nếu chúng ta lấy giá trị của hợp đồng với Malaysia là 51,1 triệu USD cho một chiếc FA-50 Block 20, đi kèm cả phụ tùng đảm bảo kỹ thuật và cơ sở hạ tầng khai thác, mức giá trên được xem là khá rẻ khi đặt cạnh tính năng của chiếc tiêm kích.

Nhu cầu thay thế vũ khí từ thời Liên Xô ở một số quốc gia khiến sản phẩm quốc phòng do Hàn Quốc chế tạo trở nên cực kỳ thú vị, nhất là khi xét về tỷ lệ chi phí và khả năng chiến đấu thực sự mà khách hàng dự kiến nhận được.

Nhu cầu thay thế vũ khí từ thời Liên Xô ở một số quốc gia khiến sản phẩm quốc phòng do Hàn Quốc chế tạo trở nên cực kỳ thú vị, nhất là khi xét về tỷ lệ chi phí và khả năng chiến đấu thực sự mà khách hàng dự kiến nhận được.

Theo 19FortyFive

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chien-dau-co-fa-50-han-quoc-tiep-tuc-danh-chiem-thi-phan-cua-mig-29-nga-post532106.antd