Chiến tranh Triều Tiên: Cách tiêm kích MiG-15 Nga 'ngáng giò' không quân Mỹ

Trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), những chiếc MiG-15 hiện đại đã giúp các phi công Liên Xô thể hiện sự vượt trội và giành chiến thắng trước các phi công phương Tây.

Tháng 9/1950 - khi giai đoạn đầu của Chiến tranh Triều Tiên ác liệt, lực lượng Không quân Mỹ (USAF) đã tiến hành một cuộc không kích lớn vào thị trấn Sinuiju . Cuộc không kích do 80 máy bay ném bom B-29 thực hiện đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Toàn bộ thị trấn được xây dựng từ tre và gỗ nên rất dễ bị cháy. Hơn 30.000 thường dân vô tội đã bị thiêu sống.

Tháng 9/1950 - khi giai đoạn đầu của Chiến tranh Triều Tiên ác liệt, lực lượng Không quân Mỹ (USAF) đã tiến hành một cuộc không kích lớn vào thị trấn Sinuiju . Cuộc không kích do 80 máy bay ném bom B-29 thực hiện đã gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Toàn bộ thị trấn được xây dựng từ tre và gỗ nên rất dễ bị cháy. Hơn 30.000 thường dân vô tội đã bị thiêu sống.

Không thể ngăn chặn các cuộc không kích này của lực lượng không quân Mỹ, Anh và Australia, Triều Tiên đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Liên Xô và đã được đáp lại. Liên Xô đã gửi những chiếc MiG-15 mới nhất của họ cùng các phi công thiện chiến trong Thế chiến thứ hai.

Không thể ngăn chặn các cuộc không kích này của lực lượng không quân Mỹ, Anh và Australia, Triều Tiên đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Liên Xô và đã được đáp lại. Liên Xô đã gửi những chiếc MiG-15 mới nhất của họ cùng các phi công thiện chiến trong Thế chiến thứ hai.

Sự vượt trội xuất sắc của tiêm kích MiG-15 là một trong những yếu tố quan trọng giúp các phi công Nga giành ưu thế trong các cuộc không chiến ở Triều Tiên. Trong trận không chiến đầu tiên, giữa máy bay Liên Xô và Mỹ tại Triều Tiên vào ngày 1/11/1950, phi công Liên Xô đã bắn rơi hai chiếc Mustang và không để mất chiếc MiG nào.

Sự vượt trội xuất sắc của tiêm kích MiG-15 là một trong những yếu tố quan trọng giúp các phi công Nga giành ưu thế trong các cuộc không chiến ở Triều Tiên. Trong trận không chiến đầu tiên, giữa máy bay Liên Xô và Mỹ tại Triều Tiên vào ngày 1/11/1950, phi công Liên Xô đã bắn rơi hai chiếc Mustang và không để mất chiếc MiG nào.

MiG-15 là nhân tố quan trọng trong việc thiết lập sự thống trị của Nga. Máy bay này có trần bay cao hơn các máy bay phương Tây như F-86 Sabre, nên các phi công Nga có thể dễ dàng thoát thân bằng cách bay lên độ cao hơn 15 km, với độ cao như vậy máy bay đối phương không thể bám theo được.

MiG-15 là nhân tố quan trọng trong việc thiết lập sự thống trị của Nga. Máy bay này có trần bay cao hơn các máy bay phương Tây như F-86 Sabre, nên các phi công Nga có thể dễ dàng thoát thân bằng cách bay lên độ cao hơn 15 km, với độ cao như vậy máy bay đối phương không thể bám theo được.

Chiến đấu cơ MiG-15 còn có khả năng tăng tốc và đạt tốc độ tốt hơn với 1.005 km/h so với tốc độ 972 km/h của máy bay Mustang. Tốc độ bay cao 2.800m/phút của MiG-15 cũng lớn hơn tốc độ cao 2.200 m/phút của máy bay F-86.

Chiến đấu cơ MiG-15 còn có khả năng tăng tốc và đạt tốc độ tốt hơn với 1.005 km/h so với tốc độ 972 km/h của máy bay Mustang. Tốc độ bay cao 2.800m/phút của MiG-15 cũng lớn hơn tốc độ cao 2.200 m/phút của máy bay F-86.

Một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến trên không là sự khác biệt về vũ khí trang bị. Các máy bay MiG-15 được trang bị súng máy, có khả năng bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 1.000 mét, trong khi súng máy của máy bay ném bom B-29 của Mỹ được trang bị ở cự ly 400 mét.

Một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến trên không là sự khác biệt về vũ khí trang bị. Các máy bay MiG-15 được trang bị súng máy, có khả năng bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách 1.000 mét, trong khi súng máy của máy bay ném bom B-29 của Mỹ được trang bị ở cự ly 400 mét.

Hầu hết các phi công máy bay chiến đấu của Nga tham gia Chiến tranh Triều Tiên đều là quân nhân của Thế chiến thứ hai vừa kết thúc 6 năm trước, có kinh nghiệm trong không chiến với không quân Đức, vì vậy họ sở hữu kỹ năng không chiến tốt hơn các đối thủ phương Tây.

Hầu hết các phi công máy bay chiến đấu của Nga tham gia Chiến tranh Triều Tiên đều là quân nhân của Thế chiến thứ hai vừa kết thúc 6 năm trước, có kinh nghiệm trong không chiến với không quân Đức, vì vậy họ sở hữu kỹ năng không chiến tốt hơn các đối thủ phương Tây.

Trong trận không chiến ngày 23/10/1951, phương Tây đã huy động một số lượng lớn máy bay gồm F-86 Sabres, F-84, F-80 và Gloster Meteor IV và 20 chiếc máy bay ném bom Superfortress B-29, với mục đích cắt đứt tuyến đường hậu cần và phá hủy các căn cứ không quân của Triều Tiên.

Trong trận không chiến ngày 23/10/1951, phương Tây đã huy động một số lượng lớn máy bay gồm F-86 Sabres, F-84, F-80 và Gloster Meteor IV và 20 chiếc máy bay ném bom Superfortress B-29, với mục đích cắt đứt tuyến đường hậu cần và phá hủy các căn cứ không quân của Triều Tiên.

Phía Liên Xô đã tổ chức hai sư đoàn không chiến. Sư đoàn 303 gồm 58 chiếc MiG-15, có nhiệm vụ tấn công vào đội máy bay ném bom-chiến đấu hỗn hợp và máy bay ném bom địch. Sư đoàn 324 gồm 26 chiếc MiG-15 yểm trợ và bọc hậu cho sư đoàn 303 thoát khỏi trận chiến.

Phía Liên Xô đã tổ chức hai sư đoàn không chiến. Sư đoàn 303 gồm 58 chiếc MiG-15, có nhiệm vụ tấn công vào đội máy bay ném bom-chiến đấu hỗn hợp và máy bay ném bom địch. Sư đoàn 324 gồm 26 chiếc MiG-15 yểm trợ và bọc hậu cho sư đoàn 303 thoát khỏi trận chiến.

Phi đội MiG bỏ quả những máy bay hộ tống và xông thẳng vào phi đội Superfortresses B-29, xé toạc đội hình B-29 của Mỹ và tấn công tiêu diệt chúng. Những chiếc B-29 nổ tung, phi đội máy bay ném bom của liên quân lần lượt bị bắn rụng từng chiếc.

Phi đội MiG bỏ quả những máy bay hộ tống và xông thẳng vào phi đội Superfortresses B-29, xé toạc đội hình B-29 của Mỹ và tấn công tiêu diệt chúng. Những chiếc B-29 nổ tung, phi đội máy bay ném bom của liên quân lần lượt bị bắn rụng từng chiếc.

Cựu phi công Liên Xô Kramarenko cho biết, có tới 20 chiếc B-29 bị bắn rơi trong tuần lễ không chiến ác liệt từ 20-27/10/1951. Ngoài ra, không lực Mỹ còn mất thêm 4 chiếc F-84 hộ tống.

Cựu phi công Liên Xô Kramarenko cho biết, có tới 20 chiếc B-29 bị bắn rơi trong tuần lễ không chiến ác liệt từ 20-27/10/1951. Ngoài ra, không lực Mỹ còn mất thêm 4 chiếc F-84 hộ tống.

Tư lệnh Không quân Nga Lev Shchukin nói về trận không chiến này: “Họ định hăm dọa chúng tôi. Có lẽ họ nghĩ chúng tôi sẽ hoảng sợ vì bị áp đảo bởi số lượng và sẽ bỏ chạy, nhưng thay vào đó, chúng tôi đã đối đầu và chiến thắng”.

Tư lệnh Không quân Nga Lev Shchukin nói về trận không chiến này: “Họ định hăm dọa chúng tôi. Có lẽ họ nghĩ chúng tôi sẽ hoảng sợ vì bị áp đảo bởi số lượng và sẽ bỏ chạy, nhưng thay vào đó, chúng tôi đã đối đầu và chiến thắng”.

Cựu phi công Mỹ Earl McGill, người thoát chết trong trận không chiến này thừa nhận: “Tính theo tỉ lệ thì trận không chiến này đánh dấu tổn thất lớn nhất của Mỹ trong bất cứ sứ mạng ném bom lớn nào, ở bất cứ cuộc chiến tranh nào mà nước Mỹ can dự”.

Cựu phi công Mỹ Earl McGill, người thoát chết trong trận không chiến này thừa nhận: “Tính theo tỉ lệ thì trận không chiến này đánh dấu tổn thất lớn nhất của Mỹ trong bất cứ sứ mạng ném bom lớn nào, ở bất cứ cuộc chiến tranh nào mà nước Mỹ can dự”.

Cựu phi công chiến đấu Sergei Kramarenko đã viết trong cuốn sách “Không chiến trên mặt trận phía Đông và Triều Tiên”: "Quyền làm chủ bầu trời Triều Tiên của người Mỹ đã kết thúc". Nguồn ảnh: Warhistory.

Cựu phi công chiến đấu Sergei Kramarenko đã viết trong cuốn sách “Không chiến trên mặt trận phía Đông và Triều Tiên”: "Quyền làm chủ bầu trời Triều Tiên của người Mỹ đã kết thúc". Nguồn ảnh: Warhistory.

Những thước phim hiếm hoi ghi lại cảnh tượng khốc liệt trên bầu trời Triều Tiên giữa không quân Mỹ và máy bay chiến đấu Nga. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/chien-tranh-trieu-tien-cach-tiem-kich-mig-15-nga-ngang-gio-khong-quan-my-1583655.html