Chính sách kích cầu thương mại số phát triển

Tận dụng các đợt lễ tết khi nhu cầu mua sắm lên cao trong khi người tiêu dùng đang thay đổi các mua sắm tiết kiệm thời gian, lựa chon hàng thoải mái trong tất cả các khung giờ trong ngày. Thương mại điện tử (TMĐT) mở nhiều chính sách hấp dẫn để phát triển kênh bán hàng.

Một trong những kênh bán hàng của Twentyfive Linh Đàm qua công nghệ số. Ảnh chụp tại Zalo của Twentyfive Linh Đàm

Một trong những kênh bán hàng của Twentyfive Linh Đàm qua công nghệ số. Ảnh chụp tại Zalo của Twentyfive Linh Đàm

Chuyển dần cho đầu tư cho bán online

Theo chị Hồng An, chủ cửa hàng mỹ phẩm trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ: thói quen mua hàng của người dân thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm online nhằm tiết kiệm thời gian và công sức. Nên dịp lễ Tết hay 8/3 cửa hàng cũng áp dụng nhiều chương trình ưu đãi áp dụng cho mua hàng online, như mua 1 son môi tặng 1, hay mua với giá trên 5 triệu sẽ tặng một cặp dầu gội. Việc livestream trên fanpage và TikTok đã tạo doanh thu khá tốt kênh bán hàng trực tuyến luôn mang lại doanh thu ổn định hơn so với bán hàng trực tiếp tại cửa hàng.Còn đến cửa hàng mua chỉ tặng những sản phẩm có giá chị nhỏ hơn, không có Combo khuyến mãi. Bởi các cửa hàng bây giờ đều muốn chuyển đổi hình thức kinh doanh sang trực tuyến đỡ chi phí mắt bằng và giảm chi phí phát sinh.

Trước ngày 8/3, các sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Sendo... nhanh chóng đẩy mạnh các chương trình siêu sale, voucher cùng với giới thiệu các phần quà hấp dẫn khi mua hàng trực tuyến và cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng, miễn phí vận chuyển.

Shopee còn tung ra hàng loạt các mã giảm giá từ 10-20% từ các đơn vị bán hàng, giảm giá vận chuyển cùng loạt minigame tặng xu hấp dẫn… tới người tiêu dùng. Sàn Sendo cũng tung ra hàng loạt các chương trình siêu sale đối với các ngành hàng như thời trang, điện tử, mỹ phẩm… với mức giá giảm sâu từ 20-50%. Bên cạnh đó, đơn vị này còn triển khai các ưu đãi kết hợp với voucher giảm giá gồm freeship, coupon nhà bán hàng, ưu đãi hội viên, thẻ tín dụng…

Mua hàng qua website có nhiều điểm ưu việt so với cách mua- bán trực tiếp. Khi mua hàng trực tuyến bạn sẽ thấy những lợi ích khi mua hàng online qua website. Chị Thanh Xuân, làm việc trong khu công nghiệp Đông Anh, Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm mua hàng online như: tiết kiệm thời gian- nhận hàng tận nhà, lựa chọn đa dạng, so sánh giá cả dễ dàng, tiết kiệm xăng dầu, mạng lưới mua sắm rộng, giá thành rẻ vì không phải thanh toán các khoản tiền mặt bằng, chi phí cửa hàng nên đa phần các website bán hàng online đều cung cấp sản phẩm với mức giá thấp hơn khi bạn mua bên ngoài mà chất lượng và chế độ bảo hành vẫn đảm bảo như khi mua ở các cửa hàng...

Cần gắn với bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2022 của Google, Temasek, Bain & Company, Việt Nam là quốc gia nằm trong top có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á về mua sắm trực tuyến. Dự báo doanh thu và sản lượng bán ra trên các sàn bán lẻ trực tuyến B2C (giao dịch giữa DN và người tiêu dùng) Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong năm tới, có thể đạt 650 nghìn tỷ đồng vào năm 2024.

Thị trường TMĐT tại Việt Nam đã hình thành các hệ thống cung ứng dịch vụ cho thị trường bao gồm: dịch vụ nền tảng công nghệ hỗ trợ giao dịch TMĐT, hệ thống thanh toán trực tuyến an toàn, các dịch vụ marketing, truyền thông tiếp thị trực tuyến, dịch vụ chuyển phát... Sự kết nối và chia sẻ của các hệ thống cung ứng dịch vụ này ngày càng giúp tối ưu quy trình liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

Điều này là nền tảng để TMĐT có thể tiếp tục phát triển trong năm 2024.và những năm tiếp theo, các chuyên gia cho rằng, cần sự chung tay của các bộ, ngành đưa ra nhiều chiến lược và giải pháp tổng thể nhằm thúc đẩy TMĐT phát triển hướng đến các mục tiêu như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường liên kết vùng; phát triển xanh và bền vững; thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương và vùng miền thông qua các nền tảng số.

Ông Bùi Huy Hoàng, Phó Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số (Cục TMĐT&KTS) cho biết; Trung tâm đã và đang triển khai các giải pháp như Hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ nhằm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử.

Bên cạnh đó, Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cũng đã và đang triển khai các giải pháp như: hệ thống truy xuất nguồn gốc xuất xứ (Truyxuat.gov.vn) nhằm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, chống hàng giả, hàng nhái, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử; mô hình Flagship Store - Gian hàng địa phương trên các Sàn TMĐT, nhằm cung cấp các giải pháp đồng bộ giúp DN nhỏ và vừa ở các địa phương phân phối các sản phẩm địa phương thông qua nền tảng số, thu hẹp khoảng cách vùng miền; chương trình hỗ trợ DN xuất khẩu qua TMĐT xuyên biên giới – Go Export, nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam tiếp cận và xuất khẩu thành công các sản phẩm trong nước qua nền tảng TMĐT lớn trên thế giới

Nguyễn Vũ - Hải Anh

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/chinh-sach-kich-cau-thuong-mai-so-phat-trien-372664.html