Chợ truyền thống - không chuyển đổi, không còn chỗ đứng
Chợ truyền thống – một thời là trung tâm giao thương sầm uất, nơi gắn bó mật thiết với đời sống người dân – nay đang dần lép vế trước làn sóng hiện đại hóa khi không kịp chuyển mình để thích nghi.
Những năm gần đây, thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã và đang chứng kiến những chuyển động lớn từ thói quen tiêu dùng, phương thức kinh doanh cho đến cách vận hành chuỗi cung ứng. Nếu như trước kia, hình ảnh những khu chợ truyền thống tấp nập người mua, người bán là điều quen thuộc với mỗi người dân thủ đô, thì nay, nhiều khu chợ, kể cả những chợ đầu mối có lịch sử hàng chục năm như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp lại rơi vào cảnh thưa vắng, điều hưu. Hàng loạt sạp hàng đóng cửa, những dãy ki ốt bỏ trống kéo dài.
Nhiều khu chợ rơi vào cảnh đìu hiu, mất dần chỗ đứng giữa đô thị đang đổi thay từng ngày. Những người tiểu thương từng bám trụ với chợ qua bao biến động giờ đây đành buông tay. Vậy, điều gì đã khiến một mô hình kinh doanh truyền thống trở nên bấp bênh? Phải chăng, làn sóng thương mại điện tử với những cú click mua hàng đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân? Hay đó là hệ quả từ những chính sách siết chặt quản lý thị trường, đặc biệt là cao điểm kiểm tra hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng già, hàng ngái đang được triển khai trên toàn quốc? Không loại trừ một nguyên nhân nội tại rằng nhiều tiểu thương chưa kịp chuyển mình theo sự thay đổi của thời đại.
Tại chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, nơi vốn được biết đến là trung tâm tập kết hàng hóa lớn phía Bắc, nhiều gian hàng đã đóng cửa nhiều ngày liên tiếp. Người dân địa phương cho biết phần lớn tiểu thương đang tạm ngưng buôn bán để học cách sử dụng máy tính tiền, làm quen với hóa đơn điện tử, một yêu cầu bắt buộc theo quy định mới.
Chị Nguyễn Thị Phương (tiểu thương chợ Ninh Hiệp) cho biết: "Mới đầu nghe thông tin, chúng tôi cũng rất hoang mang. Tuy nhiên, sau đó các cán bộ thuế cũng đến và tư vấn, vận động và bà con đã hiểu ra mọi người đều chấp hành theo đúng luật. Tại một số cửa hàng đã đóng, các chị em đang trong quá trình hoàn tất thủ tục theo bên thuế".
Tuy nhiên, việc đồng loạt đóng cửa tại chợ Ninh Hiệp không đơn thuần là để thực hiện nghĩa vụ thuế. Theo ghi nhận, nhiều tiểu thương lo ngại các đoàn kiểm tra bất ngờ liên quan đến xuất xứ hàng hóa thương hiệu, thậm chí là nghi vấn về hàng nhái, hàng giả. Tâm lý hoang mang bao trùm không chỉ một vài người mà lan rộng toàn khu chợ.
Chị Vũ Thị Duyên (tiểu thương) cho hay: "Đa phần, là các hộ kinh doanh đang sợ bên thuế, không biết cơ quan thuế đến kiểm tra về hóa đơn điện tử, thương hiệu hay hàng nhãn mác. Người dân rất hoang mang nên đóng cửa rất nhiều".
Không riêng chợ Ninh Hiệp, chợ Đồng Xuân - nơi từng được ví như chợ đầu mối bán buôn của Thủ đô cũng trong tình cảnh tương tự. Dù nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm, khu chợ có tới hơn 2.200 ki ốt cũng còn khoảng 50% gian hàng mở cửa.
Bà Hoàng Thị Thu Mai (tiểu thương chợ Đồng Xuân) chia sẻ thẳng thắn: "Áp lực của các hộ kinh doanh từ thay đổi chính sách, kết hợp với sức mua yếu khiến không ít tiểu thương phải tạm thời đóng cửa nghỉ ngơi, chờ thời cơ rõ ràng hơn".
Tình trạng này cũng diễn ra tại nhiều chợ truyền thống khác trên cả nước. Việc xiết quản lý là cần thiết để làm lành mạnh hóa thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên, nếu không có lộ trình và cách tiếp cận linh hoạt, nguy cơ làm đất gãy dòng chảy buôn bán truyền thống cũng là điều cần tinh đến.
Với hàng chục nghìn tiểu thương đang sống nhờ các khu chợ này, bài toán đặt ra không chỉ là tuân thủ quy định mà còn là hỗ trợ để họ chuyển đổi kịp thời và đúng hướng. Ngoài yếu tố khách quan từ thị trường và sức mua, chính những thay đổi trong chính sách quản lý, nhất là vào đợt cao điểm kiểm tra hàng giả hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc cũng đang khiến các tiểu thương lúng túng, lo lắng, thậm chí là phải tạm thời đóng cửa để tìm hiểu và thích nghi.
Vậy, đâu là nguyên nhân sâu xa của thực trạng này? Mời quý vị cùng lắng nghe cuộc trao đổi của phóng viên Đài Hà Nội với Bà Nguyễn Thu Hà - Trưởng ban quản lý chợ quận Cầu Giấy (nay là phường Quan Hoa), Hà Nội và ông Nguyễn Đăng Sinh - Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả.
Phóng viên: Xin cảm ơn 2 vị khách mời đã nhận lời mời tham gia chương trình ngày hôm nay. Thưa bà Nguyễn Thu Hà, với vai trò là người trực tiếp quản lý hệ thống chợ truyền thống tại Cầu Giấy nhiều năm qua, bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về tình hình đóng sạp, bỏ sạp tại các chợ hiện nay và nguyên nhân chính là gì được không?
Bà Nguyễn Thu Hà: Các chợ truyền thống trong thời gian đóng cửa và bỏ kinh doanh rất nhiều. Đối với địa bàn quận Cầu Giấy (cũ), qua thống kê thời gian gần nhất, các chợ trên địa bàn quận đang có tỷ lệ đóng quầy và bỏ quầy trống không kinh doanh chiếm khoảng 22%. Vừa qua, vào tháng 8 năm 2024, chúng tôi có làm một cuộc điều tra xã hội học trong phạm vi hẹp tại một chợ do đơn vị của tôi quản lý. Về kết quả sơ bộ ban đầu có 75% hộ kinh doanh xác nhận là khách hàng mua trực tiếp giả. Có 70% hộ kinh doanh xác nhận là doanh số bán hàng trong 6 tháng cũng giả và 57% hộ kinh doanh xác nhận sự cạnh tranh của các loại hình bán hàng khác.
Theo dự báo, nếu như tình trạng hiện nay cùng với đợt cao điểm của các cơ quan quản lý, tình hình bỏ quầy và đóng cửa khi không kinh doanh sẽ còn tiếp tục tái diễn trong một thời gian tới.
Nguyên nhân khách quan là người tiêu dùng đã có những thay đổi trong thói quen tiêu dùng, có nhiều loại hình kinh doanh khác cạnh tranh. Nguyên nhân chủ quan là thay đổi hành vi phương thức kinh doanh của các tiểu thương còn chậm và chưa bắt kịp với xu hướng hiện tại.
Phóng viên: Thưa ông Nguyễn Đăng Sinh, dưới góc nhìn của một người theo dõi sát hoạt động thị trường và chống hàng giả, ông đánh giá như thế nào về tác động của đợt cao điểm kiểm tra hàng hóa gần đây tới tâm lý và hoạt động của các tiểu thương?
Ông Nguyễn Đăng Sinh: Một ,hai năm gần đây, những người bán hàng truyền thống gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kinh doanh. Doanh thu bị giảm rất là nhiều, ngồi cả ngày có khi được 1-2 khách và cũng không có lãi.
Nguyên nhân là do chính sách thuế mới của nước ta, chính sách thuế làm đúng và chuẩn mực nhưng chưa chu đáo và gây bất cập cho người dân, đặc biệt là việc suất hóa đơn điện từ từ 1/6 vừa qua.
Một phần nguyên nhân là do tác động của đợt cao điểm chống hàng giả, hàng nhát củaThủ tướng Chính phủ, nhất là những cái mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cái cửa hàng sợ kiểm tra và ngừng hoạt động trong đợt cao điểm này.
Hy vọng, sau cái đợt cao điểm sẽ tổng kết và đưa ra những cái chỉ đạo mới và sẽ có những chính sách phù hợp hơn với các hộ kinh doanh.
Phóng viên: Thưa bà Hà, với những gì đang diễn ra tại các khu chợ truyền thống, liệu một bộ phận tiểu thương đang cố tình né tránh lực lượng chức năng hay không? Bà có ghi nhận trường hợp nào tương tự tại địa bàn mình quản lý hay không?
Bà Nguyễn Thu Hà: Đối với các chợ trên địa bàn Cầu Giấy, chúng tôi có một đặc thù đó là chợ bán lẻ. Việc kiểm soát của các đơn vị quản lý không quá lo ngại, kiểm soát chủ động an toàn thực phẩm khu chợ cùng các bác hộ tiểu thương đã được nâng cao nhận thức và được làm thường xuyên. Vì vậy, đối với những hộ kinh doanh lĩnh vực an toàn thực phẩm không bị ảnh hưởng nhiều. Một số hộ kinh doanh các mặt hàng như vải vóc, gia dụng, quần áo cũng có lo lắng hoang mang với công tác kiểm tra quản lý của các cơ quan chức năng.
Phóng viên: Qua chia sẻ ban đầu của hai vị khách mời, chúng ta cũng đã có bức tranh toàn cảnh về câu chuyện của tiểu thương nhiều chợ đầu mối bỏ sạp. Rõ ràng, những khó khăn của tiểu thương không chỉ đến từ kiểm tra hàng hóa mà là còn từ thay đổi hành vi tiêu dùng và sự cạnh tranh của thương mại điện tử. Trong bối cảnh ấy, nhiều người đã tìm cách thích nghi đổi mới mô hình kinh doanh và phóng sự tiếp theo sẽ cho thấy một số mô hình điển hình.
Tại chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Hà Nội, một trong những chợ đầu mối nổi tiếng của Hà Nội chuyên về mặt hàng thời trang, những gian hàng đóng cửa không còn là cảnh hiếm gặp. Nhưng đằng sau sự yên ang ấy là một sự thay đổi âm thầm mà mạnh mẽ, không còn trông trở hoàn toàn vào hàng Quảng Châu giá rẻ như trước. Nhiều tiểu thương đã chuyển sang kinh doanh các mặt hàng thiết kế riêng, hàng nội địa được đặt sường sản xuất, tối ưu hóa chi phí thuê mặt bằng và đặc biệt là tận dụng tối đa nền tảng bán hàng online.
Một trong những người tiên phong trong sự dịch chuyển này là chị Trần Phương Nhi (tiểu thương lâu năm tại chợ Ninh Hiệp).
Chị Trần Phương Nhi chia sẻ: "Mình đang bán quần áo thiết kế, không phải là hàng từ Trung Quốc. Thông tin về thuế và đợt cao điểm kiểm tra cũng không quá đáng lo ngại".
Không chỉ dừng lại ở việc thay đổi nguồn hàng, phương thức bán cũng được các tiểu thương ở nhiều khu chợ truyền thống ở Hà Nội cập nhật. Một ví dụ điển hình là chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy). Tại đây, mô hình chợ thông minh không dùng tiền mặt đang từng bước đi vào thực tiễn, tạo thành thói quen thanh toán hiện đại và minh bạch hóa hoạt động kinh doanh.
Ông Nguyễn Thành Vân (tiểu thương chợ Nghĩa Tân) cho biết: "Mô hình chợ thông minh 4.0 không dùng tiền mặt rất là phù hợp với xu thế hiện nay. Mình không dùng tiền mặt mình đưa vào hệ thống kết nối xuất hóa đơn từ máy tính tiền sẽ công khai minh bạch doanh số, danh thu bán hàng. Người mua hàng sẽ nhận được những hóa đơn bán hàng, đảm bảo tính pháp lý cao hơn".
Mô hình chợ 4.0 không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho người mua hàng và người bán hàng có những giao dịch nhanh chóng, đảm bảo yếu tố an toàn, tăng tính cạnh tranh, tạo điều kiện cho những người trẻ đến chợ truyền thống mua hàng, việc in suất hóa đơn cũng như phần theo dõi biến động số dư của tài khoản. Trên cơ sở đó, ban quản lý cũng như chợ quản lý cũng sẽ quản lý tốt hơn việc thu thuế và tránh chất xuất pháp thuế cho cơ quan nhà nước.
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế: "Chuyển đổi số trong kinh doanh bán lẻ, đặc biệt là ở các chợ truyền thống đang là xu hướng không thể đảo ngược. Những mô hình bán hàng kết hợp online và offline, áp dụng công nghệ trong khâu thanh toán, quản lý doanh thu sẽ là chìa khóa giúp tiểu thương thích nghi với thị trường hiện đại. Rõ ràng, đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử và sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng, các tiểu thương chợ truyền thống nếu không chuyển mình sẽ khó có thể trụ vững".
Chính sự chủ động đổi mới từ mặt hàng đến phương thức bán cho thấy tinh thần thích ứng nhanh nhạy của người kinh doanh nhỏ lẻ trong thời đại số. Đây không chỉ là nỗ lực duy trì mà còn là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi và phát triển bền vững của mô hình chợ truyền thống trong ngành thương mại điện.
Phóng viên: Thưa hai vị khách mời! Hoạt động của nhiều tiểu thương thời gian vừa qua dựa vào các nguồn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí là buôn bán hàng giả, hàng ngái, hàng vi phạm quyền sở yếu trí tuệ. Xin hỏi ông Nguyễn Đăng Sinh, vậy làm thế nào để vừa xiết chặt được kiểm tra ra lận thương mại và vừa đảm bảo được sinh kế, hỗ trợ tiểu thương chuyển đổi bền vững?
Ông Nguyễn Đăng Sinh: Theo tôi, sau những đợt kiểm tra sẽ có những quy định và việc buôn bán của các tiểu thương sẽ đi vào nề nếp hơn. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy, mặt hàng Việt Nam chưa được đa dạng hóa trong sản xuất so với cái nước đân cận. Chính vì vậy, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Do đó, hàng lậu vào nước ta vẫn rất nhiều, các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở yếu trí tuệ.
Phóng viên: Về phía chính quyền địa phương, thưa bà Hà, những hỗ trợ cụ thể nào đang được triển khai để giúp các chợ truyền thống thích ứng với yêu cầu mới? Chính quyền các cấp có thể đầu tư công để nâng cấp cơ sở vật chất với các chợ truyền thống để đáp ứng nhu cầu chợ văn minh thương mại.
Bà Nguyễn Thu Hà: Trên địa bàn quận Cầu Giấy cũ, những chợ truyền thống do quận quản lý đã có tuổi đời cũng rất lâu. Tất cả các tiêu chuẩn thiết kế chợ đã đáp ứng tiêu chuẩn của những năm thập kỷ 90. Hiện nay nó đã không còn phù hợp với xu thế chợ văn minh thương mại và không còn phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là những chợ truyền thống ở những khu vực vùng đô thị, nơi dân trí cao, mức sống cao, kèm theo đó là nhu cầu về đa dạng, chủng loại, chất lượng hàng hóa cũng cao hơn rất nhiều. Vì vậy, phía các cơ quan quản lý nhà nước phải có những kế hoạch, những định hướng phát triển và nghiên cứu rất kỹ để cho nó phù hợp với thực tiễn của địa phương mình.
Tuy nhiên, chính các tiểu thương sẽ là những người quyết định cho việc tồn tại của chợ truyền thống nữa hay không. Mọi sự tồn tại sẽ tuân theo những quy luật rất là khách quan đó là quy luật cung - cầu. Với nhu cầu của người tiêu dùng cũng thay đổi rồi, các loại hình kinh doanh cạnh tranh rất mạnh; do đó, tư duy nhận thức của các tiểu thương cũng phải thay đổi. Nếu đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ không quay lưng đối với chợ truyền thống.
Phóng viên: Theo bà, đâu là giải pháp để tăng kết nối giúp cho chợ truyền thống trở thành kênh phân phối hàng Việt hiệu quả hơn?
Bà Nguyễn Thu Hà: Nếu có sự kết nối đối với các hộ kinh doanh tại các chợ truyền thống mà tiêu thụ được những hàng sản xuất trong nước thì đây là hướng phát triển rất tốt. Chính việc kết nối với các doanh nghiệp để phân phối các mặt hàng ở trong nước sẽ tăng cái tính cạnh tranh lành mạnh và phát huy giải quyết được những cái tồn tại hạn chế và phát huy những ưu điểm của chợ truyền thống so với các loại hình kinh doanh khác.
Tuy nhiên, đặc điểm của chợ truyền thống, đặc biệt là chợ truyền thống bán lẻ có những đặc thù rất riêng. Cách đây 5-7 năm, tôi đã cùng với 2 doanh nghiệp đã cùng thí điểm phân phối sản xuất kinh doanh rau an toàn và đưa cái mô hình vào tiêu thụ ở một cái chợ trong địa bàn. Về cơ bản, những mô hình như vậy rất phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, đối với các chợ bán lẻ sẽ có cạnh tranh về giá; do đó, khi mà triển khai các mô hình phối hợp với doanh nghiệp để thúc đẩy sản xuất trong nước và làm một kênh giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất, các hộ kinh doanh phải nghiên cứu rất kỹ để cho đưa ra những cơ chế đối với hai bên để phù hợp với đặc điểm đối với các chợ truyền thống bán lẻ.
Phóng viên: Để bắt kịp xu hướng, nhiều tiểu thương bên cạnh hình thức kinh doanh trực tiếp cũng chuyển sang phương thức kinh doanh trên mạng xã hội. Tuy nhiên, kênh online cũng tiềm mẩn không ít rủi ro. Vậy, thưa ông Sinh, ông nhận định như thế nào về việc kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng trên nền tàng số?
Ông Nguyễn Đăng Sinh: Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ rất nhanh và là xu thế nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, việc kiểm soát của thương mạng điện tử chưa được chặt chẽ. Các đối tượng vẫn lợi dụng sự thuận tiện của việc kinh doanh trên thương mạng điện tử và thường xuyên đưa những mặt hàng kém chất lượng vào.
Hy vọng trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước sẽ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, sớm sửa đổi nghị định về quản lý thương mạng điện tử cho phù hợp với thực tế, tốc độ phát triển của thương mạng điện tử.
Phóng viên: Thưa bà Hà, việc hỗ trợ chuyển đổi số tại các chợ truyền thống còn gặp phải những trở ngại nào, đặc biệt khi phần lớn tiểu thương đã lớn tuổi và quen với hình thức kinh doanh cũ?
Bà Nguyễn Thu Hà: Đối với các chợ trên địa bàn quận Cầu Giấy (cũ), đặc thù là các chợ lâu năm và kinh doanh ổn định. Do đó, việc là kinh doanh hàng hóa cũng đặc trưng của lứa tuổi, ngại thay đổi và gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ. Đối với chợ truyền thống, việc phải thay đổi hỗ trợ lang pháp lý và có những biện pháp hỗ trợ đồng hành cùng các tiểu thương có ý nghĩa quan trọng.
Ngoài ra, kế hoạch triển khai chợ 4.0 không dùng tiền mặt mục đích lớn nhất đó là hỗ trợ và xác định, hoạch định của các cơ quan quản lý đối với các duy trì để phát triển chợ truyền thống, thay đổi nhận thức và hành vi đối với các hộ kinh doanh. Chúng tôi đã tuyển một cán bộ chuyên về công nghệ để có đầy đủ trình độ và có thể sẵn sàng tham mưu, phân tích, đánh giá về chuyên môn và sẵn sàng trong lộ trình sắp tới để đồng hành cùng các tiểu thương tự chủ cao nhất về công nghệ.
Chúng tôi đã tính toán và lập một trang web chính thống của ban quản lý để đưa những thông tin tuyên truyền, những thông tin pháp lý lên trang web. Tuy nhiên, trang web chưa hoạt động và đang trong quá trình dự thảo xây dựng và chờ những hướng dẫn về pháp lý. Ngoài ra, chúng tôi đang tính toán để cùng các bác tiểu thương lắp đặt wifi phủ sóng toàn bộ phạm vi chợ. Mời các chuyên gia tập huấn về live stream bán hàng cho các tiểu thương. Quan đó, cho tiểu thương làm quen và thích nghi với các mô hình kinh doanh mới.
Phóng viên: Chợ truyền thống đang đứng trước một bước ngoặt lớn sức ép từ thương mại điện tử yêu cầu về minh bạch hàng hóa thay đổi hành vi tiêu dùng cùng chính sách quản lý ngày càng siết chặt, tất cả đang tạo nên một cuộc chơi sinh tồn thực sự đối với từng sạp hàng. Những tiểu thương cần dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn, chuyển đổi cách nghĩ, tiếp cận phương thức kinh doanh mới, đón công nghệ như là một phần không thể thiếu trong hành trình mưu sinh. Bài toán đặt ra cho các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp sản xuất và cả người tiêu dùng là làm sao cùng nhau xây dựng một thị trường lành mạnh, văn minh và hiện đại.