Chống lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thực thi pháp luật: Đòi hỏi cấp bách - Kỳ cuối: Tạo dựng niềm tin, giữ vững kỷ cương
Để khắc phục căn bản tình trạng lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thực thi pháp luật cần thay đổi tư duy lập pháp lẫn quy trình tổ chức thực hiện ra sao?... Câu trả lời đến từ góc nhìn của hai chuyên gia: PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ).
Quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước
PV: Hai ông đánh giá thế nào về thực trạng lãng phí, tiêu cựctrong quy trình xây dựng và thực thi pháp luật hiện nay?
- PGS.TS Trương Hồ Hải: Thực trạng lãng phí, tiêu cực trongquy trình xây dựng và thực thi pháp luật tại Việt Nam hiện nay là một vấn đềnghiêm trọng, có hệ lụy sâu rộng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, lòngtin của Nhân dân và hiệu lực quản lý nhà nước. Một số quy định của luật còn chồngchéo, mâu thuẫn, thiếu đồng bộ giữa các văn bản dưới luật và luật gốc. Một sốluật trong quá trình ban hành có dấu hiệu chịu ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộngành, địa phương, doanh nghiệp…, gây thiệt hại cho xã hội; nhiều văn bản đượcxây dựng theo “lối mòn” hành chính, không sát với thực tiễn, khó thực thi, thậmchí không thực thi được.
Ví dụ, quy định giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai, Luật Bảo vệmôi trường và Luật Xây dựng… gây lúng túng trong phê duyệt dự án, dẫn đến trìtrệ, tăng chi phí xã hội. Nhiều luật vừa ban hành đã bộc lộ bất cập, phải sửa đôỉngay sau đó. Ví dụ: Luật Quy hoạch, Luật Giá... Hai dự án Bệnh viện Bạch Mai vàViệt Đức cơ sở 2 là ví dụ tiêu biểu của lãng phí, gây thất thoát ngân sách, viphạm pháp luật. Việc phát hiện, xử lý nghiêm minh các cá nhân liên quan và hoànthiện thể chế là bước căn bản để chống lãng phí trong đầu tư công và đẩy mạnhcông cuộc đổi mới pháp luật, nhưng rất hiếm trường hợp bị xử lý khi ban hành luậtkém chất lượng, gây thất thoát lớn.
Nghị quyết 66 NQ/TW được Bộ Chính trị ban hành với mục tiêuđổi mới toàn diện công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước trong kỷ nguyên mới, là nghị quyết có tính đột phá để xử lý các“điểm nghẽn” thể chế.
-TS. Đinh Văn Minh: Lãng phí đơn giản là việc làm không hiêụquả, khi chi phí, công sức bỏ ra nhiều nhưng kết quả thu về thấp. Điều này trướchết là do năng lực trình độ quản lý. Những quy hoạch, kế hoạch thiếu cơ sở khoahọc, thiếu tầm nhìn sẽ dẫn đến việc điều chỉnh thường xuyên, kéo theo đó làhàng loạt công trình, đường sá phải thay đổi, điều chỉnh hoặc bỏ đi… Những thủtục hành chính rườm rà, bất hợp lý kéo theo chi phí thời gian, tiền bạc, thậmchí cả cơ hội phát triển và làm nản lòng các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.Chính sách, pháp luật đất đai và quá trình thực thi pháp luật trong lĩnh vựcnày thực sự đã bộc lộ quá nhiều bất cập, “lỗ hổng”, gây ra tình trạng lãng phíkhủng khiếp: những dự án “treo”, những khu đất vàng bị bỏ hoang hàng chục năm.Tình trạng sốt đất, đầu cơ bất động sản… dẫn đến giá nhà đất tăng chóng mặt,nhiều khu đất, căn hộ bỏ hoang trong khi người lao động vật vã để có một nơi ở ổnđịnh. Điều đó một phần quan trọng là do chính sách đất đai và chính sách thuếcòn bất hợp lý.
Rồi những quy định đào tạo, bồi dưỡng công chức và các chứngchỉ, bằng cấp, việc nâng ngạch, chuyển ngạch dẫn đễn các chương trình chồngchéo, công chức mất quá nhiều thời gian vào việc “chuẩn hóa bằng cấp” trong khichất lượng không vì thế mà được nâng lên... Có thể thấy đại đa số nguyên nhân đểxảy ra lãng phí ở mức độ và quy mô lớn là xuất phát từ sự bất hợp lý của thể chế,pháp luật. Nếu như lãng phí do trình độ hoặc từ sự thiếu trách nhiệm chỉ liênquan đến một hoặc một số người thì lãng phí từ thể chế sẽ tác hại hơn rất nhiều….
Việc bổ sung nhiệm vụ phòng, chống lãng phí cho Ban Chỉ đạoTrung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và việc thành lập BanChỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, thể hiện quyết tâm chínhtrị của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết tận gốc tình trạng này.

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
Cần lắng nghe, đối thoại để đồng thuận
PV: Trong quá trình thực thi pháp luật, những dạng lãngphí, tiêu cực phổ biến nhất hiện nay là gì? Những “kẽ hở” nào trong cơ chế giámsát đã tạo điều kiện cho tình trạng này kéo dài hoặc biến tướng, thưa ông?
- TS. Đinh Văn Minh: Pháp luật chỉ có ý nghĩa khi được thựcthi đầy đủ và điều này ngoài yếu tố chất lượng của các đạo luật và tính khả thicủa nó, còn phụ thuộc vào năng lực, thái độ, trách nhiệm của những người cóliên quan, cả về phía các cơ quan công quyền và những tổ chức, cá nhân có nghĩavụ chấp hành…
Việc xây dựng không giấy phép hoặc không đúng với giấy phép,vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do thực thi không nghiêm túc quy định củapháp luật nhưng đã không được ngăn chặn kịp thời, dẫn đến việc phải phá dỡ côngtrình và xử lý các hậu quả khác, gây lãng phí vô cùng lớn cho xã hội. Sự buônglỏng quản lý đến từ sự thơ ơ thiếu trách nhiệm và cả những lý do tư lợi cánhân, từ sự phân công, phân nhiệm không rõ ràng ngay trong cơ quan nhà nước dẫnđến sự đùn đẩy, né tránh; việc gì dễ thì tranh nhau làm rồi phô trương thànhtích; việc gì khó thì tìm cách thoái thác hoặc làm qua loa, đại khái; việc gìphức tạp thì làm cầm chừng, không dám làm, viện cớ còn phải cân nhắc, tham khaỏý kiến của cơ quan nọ, cơ quan kia hoặc xin ý kiến cấp trên, dẫn đến sự trì trệgây tốn kém thời gian tiền bạc của người dân, mất cơ hội của doanh nghiệp, cảntrở sự phát triển.
Mới đây, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Vinamik gửi gắm mộtkiến nghị về việc cần có cơ chế giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp nhanhchóng, cụ thể và minh bạch về thời gian: “Đối với doanh nghiệp, nhiều khi có cơhội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm; còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất50 năm”…
PV: Vậy, để chống lãng phí, tiêu cực trong xây dựng và thựcthi pháp luật, chúng ta cần thay đổi tư duy như thế nào từ phía cơ quan soạn thảo,Quốc hội, đến giới chuyên gia và người dân, thưa ông?
- TS Đinh Văn Minh: Từ nhiều năm nay, mặc dù định hướng xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã được khẳng định trong Hiến pháp nhưngcó thể thấy tư duy xây dựng pháp luật trong một số lĩnh vực còn thiên về quảnlý theo kiểu “quản không được thì cấm” mà chưa coi pháp luật là công cụ để phụcvụ cho sự phát triển vì lợi ích của xã hội. Hệ quả là nhiều quy định tìm cách đâỷkhó khăn và rủi ro cho người dân và doanh nghiệp. Điều này dứt khoát phải đượcloại bỏ, trước hết từ tư duy lập pháp.
Đơn giản như trong lĩnh vực thuế, đừng chỉ tìm mọi cách để tậnthu ngân sách - mặc dù đây là yêu cầu tối quan trọng - mà cần phải có các quy địnhchủ động hỗ trợ người nộp thuế, coi đó như một sự nuôi dưỡng nguồn thu ngânsách, bảo đảm cho một sự phát triển lâu dài, bền vững. Cũng vì thế, người dânvà doanh nghiệp, các đối tượng chủ yếu của quá trình thi hành pháp luật cần phảiđược tham gia thực chất vào quá trình xây dựng pháp luật. Quá trình xây dựngchính sách, pháp luật phải thực sự là nơi để xã hội có thể nói lên tiếng nói củamình. Các ý kiến góp ý, phản biện xác đáng cần được tiếp thu hoặc nếu cần phảiđược thảo luận, tranh luận giải trình thấu đáo để tạo ra sự đồng thuận cao nhấttrước khi quyết định.
Sự điều chỉnh của pháp luật là vô cùng quan trọng nhưngkhông phải là tất cả mà nó chỉ được sử dụng khi thực sự cần thiết trong sự tôntrọng và phát huy các giá trị đạo đức, văn hóa của cộng đồng để tạo lập một xãhội kỷ cương và nền nếp.
Kinh nghiệm trên thế giới
PV: Thưa ông, một số nước trên thế giới đã có thiết chế độclập để giám sát quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Việt Nam có thể thamkhảo gì từ những mô hình này?
- PGS.TS Trương Hồ Hải: Trên thế giới, nhiều quốc gia và khuvực đã xây dựng các thiết chế độc lập để giám sát quá trình xây dựng và thựcthi pháp luật, nhằm bảo đảm tính minh bạch, liêm chính và phù hợp với Hiến phápcũng như quyền con người. Các thiết chế này đa dạng về tên gọi, cấu trúc và quyềnhạn tùy thuộc vào từng hệ thống chính trị - pháp luật, nhưng có một số mô hìnhnổi bật và tiêu biểu như: Tòa án Hiến pháp/Hội đồng Hiến pháp: giám sát tính hợphiến của luật pháp và hành vi công quyền; Thanh tra nhân quyền/Thanh tra công:giám sát việc thực thi pháp luật, đặc biệt liên quan đến hành vi của cơ quanhành chính công và việc bảo vệ quyền công dân; Các cơ quan kiểm toán nhà nước độclập: giám sát việc sử dụng tài chính công, ngăn ngừa tham nhũng và lãng phítrong việc thi hành luật liên quan đến ngân sách; Các ủy ban lập pháp/Hội đồngpháp luật độc lập: giám sát chất lượng xây dựng pháp luật, tư vấn hoặc phản biệnluật trước khi ban hành.
Ngoài ra còn có Cơquan chống tham nhũng độc lập: bảo đảm việc thực thi pháp luật không bị chi phôíbởi lợi ích nhóm hoặc tham nhũng; Tổ chức xã hội dân sự và cơ quan quốc tế:giám sát độc lập, phi nhà nước về quá trình xây dựng và thực thi pháp luật…
Việc xây dựng các thiết chế giám sát độc lập là một yêu câùthiết yếu trong nhà nước pháp quyền hiện đại. Các mô hình trên cho thấy sự đa dạngtrong cách tiếp cận, nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là bảo vệ tính chínhdanh của pháp luật, phòng, chống lạm quyền và tăng cường lòng tin của người dânvào hệ thống pháp luật.
PV: Trân trọng cảm ơn các ông!