CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ BẢN TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Nhân kỷ niệm 78 ngày Quốc khánh mùng 02/9 (02/9/1945 - 02/9/2023) xin được trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm 'Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập' do hai tác giả Vũ Kim Yến và Nguyễn Văn Dương sưu tầm và biên soạn.

Trong những ngày mùa Thu lịch sử tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở thủ đô về tay Nhân dân.

Trong những ngày mùa Thu lịch sử tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng vĩ đại, đập tan ách thống trị, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở thủ đô về tay Nhân dân.

Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do.

Nhân kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh mùng 02/9 (02/9/1945 - 02/9/2023) xin được trân trọng giới thiệu đến bạn đọc tác phẩm "Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Tuyên ngôn Độc lập" do hai tác giả Vũ Kim Yến và Nguyễn Văn Dương sưu tầm và biên soạn.

Tác phẩm nằm trong tủ sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, do Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2017, sách dày 220 trang, khổ giấy 21cm.

Sách gồm 3 chương giới thiệu quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập, những câu chuyện kể, những hồi ức về các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, đồng thời cung cấp các bài viết, bài nghiên cứu có giá trị về ý nghĩa và sức sống trường tồn của bản Tuyên ngôn Độc lập.

Chương 1 có tiêu đề là Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập. Trong chương này, người viết đã tập hợp những bài viết được sắp xếp theo trình tự thời gian cùng những hình ảnh tư liệu làm rõ hành trình Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Tân Trào về Hà Nội và quá trình Người Viết bản Tuyên ngôn Độc lập từ thời gian địa điểm và hoàn cảnh lịch sử. Qua đó nêu bật vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo Cách mạng Việt Nam thời kỳ 1939 - 1945. Từ việc hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng đến việc xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa cách mạng từ việc lãnh đạo tổng khởi nghĩa đến việc dự thảo và công bố bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trong Chương 2, các tác giả tập hợp những câu chuyện kể, những hồi ức về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn Độc lập. Đây là những trang viết tập hợp những câu chuyện kể, những hồi ức xúc động của những người may mắn được chứng kiến thời khắc thiêng liêng của dân tộc. Đồng chí Võ Nguyên Giáp kể lại: "Bác thảo bản Tuyên ngôn Độc lập trong căn buồng nhỏ thiếu ánh sáng của ngôi nhà sâu thẳm giữa một trong ba mươi sáu phố phường cổ kính của Hà Nội. Bác ngồi làm việc khi thì viết khi thì đánh máy".

Chương 3, chương Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 ý nghĩa, giá trị và sự trường tồn là chương tập hợp những bài viết của các nhà nghiên cứu về ý nghĩa, giá trị và sự trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập. Các bài viết đã khẳng định ý nghĩa lịch sử quan trọng của Tuyên ngôn Độc lập.

Đây là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Đồng thời bản Tuyên ngôn cũng vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm có hội quốc tế, cũng vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả.

Bác viết Tuyên ngôn Độc lập với lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, chứng cứ xác thực kết hợp với ngôn ngữ vừa hùng hồn, đanh thép khi tố cáo tội ác kẻ thù vừa chan chứa tình cảm nồng nàn của Bác đối với khát vọng độc lập tự do cho dân tộc.

SONG MẶC

Nguồn Trà Vinh: https://www.baotravinh.vn/chinh-tri/chu-tich-ho-chi-minh-va-ban-tuyen-ngon-doc-lap-31204.html