Chùa Đại Giác cổ ở Biên Hòa

Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000m² và được xây theo lối chữ Tam (三) với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Hiện nay, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh (丁).

Vị trí và tên gọi

Chùa Đại Giác (大覺寺), còn được gọi là Đại Giác cổ tự, chùa Phật Lớn hay chùa Tượng, tọa lạc tại khu phố Nhị Hòa, phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Trước đây, chùa thuộc thôn Bình Hoành, xã Hiệp Hòa, tổng Trấn Biên. Chùa Đại Giác thuộc hệ phái Bắc tông và là một điểm đến tâm linh nổi bật của người dân địa phương.

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Lịch sử hình thành và phát triển

Thế kỷ XVII: Theo tài liệu của Giáo hội Phật giáo Thành phố Biên Hòa, vào giữa thế kỷ XVII, ba nhà sư thuộc phái Lâm Tế tông từ miền Trung vào Đồng Nai truyền bá đạo Phật:

Nhà sư Thành Nhạc lập chùa Long Thiền (1664) ở xã Bửu Hòa.

Nhà sư Thành Trí lập chùa Bửu Phong (1679) trên núi Bửu Long.

Nhà sư Thành Đẳng cùng Phật tử khai hoang Cù lao Phố và dựng nên chùa Đại Giác (1665).

Sân chùa Đại Giác. Ảnh sưu tầm

Sân chùa Đại Giác. Ảnh sưu tầm

Thời nhà Nguyễn:

Năm 1779, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh (con gái vua Gia Long) từng trú ngụ tại chùa khi chạy trốn quân Tây Sơn. Sau khi lên ngôi (1802), vua Gia Long nhớ ơn và ban chiếu chỉ trùng tu chùa, xây thêm lầu chuông, lầu trống, và tạc tượng Phật A Di Đà cao 2,25m bằng gỗ quý.

Năm 1820, vua Minh Mạng tiếp tục tu sửa chùa và công chúa Ngọc Anh đã cúng một tấm hoành phi ghi “Đại Giác Tự”.

Thế kỷ XX:

1952: Chùa bị hư hại nặng sau trận lụt Nhâm Thìn, Phật tử địa phương chung tay trùng tu.

1960: Hòa thượng Huệ Minh cho xây lại chùa bằng gạch và bê tông, mở rộng quy mô.

1966 – 1989: Chùa tiếp tục được bổ sung hoành phi, liễn đối, và tượng mới, mở rộng thêm các khu vực như hội trường và bảo tháp.

Phía trước tòa chính điện, ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm ngoài trời. Chiếc áo choàng được thay mới từng năm mỗi năm một màu sắc khác nhau. Ảnh sưu tầm.

Phía trước tòa chính điện, ban thờ Bồ tát Quán Thế Âm ngoài trời. Chiếc áo choàng được thay mới từng năm mỗi năm một màu sắc khác nhau. Ảnh sưu tầm.

Kiến trúc và bố cục chùa

Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000m² và được xây theo lối chữ Tam (三) với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Hiện nay, kiến trúc chùa theo kiểu chữ Đinh (丁).

Tòa điện chính thờ tượng Tam Tôn (Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí), tượng Phật Thích Ca đắc đạo và tượng Thích Ca tay cầm bình bát (kiểu tượng Phật giáo Nam Tông). Ngoài ra còn có tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thất Phật Dược Sư, Hộ Pháp Vi Đà, Tiêu Diện Đại Sĩ; hai bên thờ Thập điện Minh Vương, Già Lam và Đạt Ma, phía sau ban thờ Phật là ban thờ Tổ...

Bên ngoài tòa chính điện, khoảng giữa sân (trước tòa chính điện) có cây bồ đề lớn do Hòa thượng Đinh Tông trồng năm 1939 và tượng Bồ tát Quán Âm Nam Hải. Bên hữu là khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các trụ trì viên tịch. Nội thất chùa nổi bật với hoành phi, câu đối và các tượng Phật được chạm khắc công phu, thể hiện đề tài phong phú về cuộc sống, tâm tư và nguyện vọng của người dân.

Chùa Đại Giác không chỉ là nơi thờ tự mà còn là địa điểm gửi gắm tâm tư, ước vọng của người dân về mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và cuộc sống no ấm. Những tác phẩm chạm trổ tinh xảo trong chùa còn thể hiện niềm tự hào về nghệ thuật tạo hình và điêu khắc truyền thống của người dân Biên Hòa – Đồng Nai.

Giá trị tâm linh của chùa đã ăn sâu vào đời sống người dân địa phương qua nhiều thế hệ. Với bề dày lịch sử, kiến trúc độc đáo và giá trị tâm linh sâu sắc, chùa Đại Giác không chỉ là di sản văn hóa Phật giáo mà còn góp phần quan trọng trong việc phát triển văn hóa du lịch của Đồng Nai.

Chùm ảnh tại chùa Đại Giác:

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Ảnh sưu tầm

Tổng hợp: Thúy Anh

Tham khảo: https://chonthieng.com/dia-diem/chua-dai-giac-dai-giac-co-tu-bien-hoa-dong-nai/

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/chua-dai-giac-co-o-bien-hoa.html