Chứng khoán 25/1: Khối ngoại đảo chiều bán ròng, VN-Index mất điểm 3 phiên liên tiếp

Sau chuỗi 10 phiên mua ròng, trong phiên hôm nay 25/1, khối ngoại đảo chiều bán ròng 129 tỷ đồng trên sàn HoSE sau chuỗi 10 phiên mua vào trước đó. SAB, STB, VND và TPB là các mã bị bán trên 1 triệu cổ phiếu.

Thanh khoản mất hút, khối ngoại đảo chiều bán ròng

Tâm lý thận trọng khiến thanh khoản trong phiên 25/1 giảm mạnh, chỉ còn gần 12,7 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE đạt gần 11,4 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt hơn 4,7 nghìn tỷ.

Sắc đỏ ở nhóm VN30 trong đó đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng khiến thị trường mất đi lực kéo. Thị trường chứng khoán giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp khi VN-Index giảm 2,6 điểm về mốc 1.170.

Toàn thị trường có 317 mã tăng, 355 mã giảm

Toàn thị trường có 317 mã tăng, 355 mã giảm

Thị trường tiếp tục điều chỉnh nhưng mức giảm không lớn, các nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản… đều bị sắc đỏ lấn át. Chỉ một số cổ phiếu như SHB, MBB, LPB, OCB…tăng nhẹ, trong khi các mã ngân hàng đều giảm điểm. Đáng chú ý, BID có sự biến động mạnh khi từ mã tác động tiêu cực nhất thị trường, sau đó đóng vai trò nâng đỡ rồi cuối cùng trở về ban đầu.

Trong bối cảnh đó, dòng tiền tìm đến nhóm bán lẻ khiến nhiều mã tăng tốt, như FRT và TTH tăng trần, MWG +1,8%, DGW +2,6%... Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu nhựa cũng khá tích cực với AAA +5%, NHH +2,6%, APH +4,1%, DAG +1,6%...

Một số cổ phiếu đáng chú ý khác là nhóm thép với HSG tăng 1,09% với 292,4 tỷ đồng; NKG tăng 1,41% với 175,2 tỷ. Các mã lẻ tẻ còn lại có thể kể tới HAG tăng 3,15% với 164,1 tỷ; AAA tăng 4,99% với 101,2 tỷ; NTL tăng 5,65% với 90,8 tỷ…

Tình cảnh ảm đạm xuất hiện ở cổ phiếu bất động sản. Theo đó, VHM giảm 0,94%, VIC giảm 0,81%, BCM giảm 0,65%, VRE giảm 0,63%, NVL giảm 0,6%, KBC giảm 0,66%, KDH tăng 0,97%; trong khi PDR tăng 0,36%, NLG tăng 0,52%; còn DIG, VCG, LGC đều đứng giá tham chiếu. Như vậy, gần như toàn bộ cổ phiếu bất động sản vốn hóa trên trung bình đều biến động dưới 1%.

Khối ngoại hôm nay quay trở lại bán ròng với giá trị vào khoảng hơn 129 tỷ đồng. Trong đó, SAB (-60,69 tỷ) là cổ phiếu bị bán ra đáng kể nhất. Bên cạnh đó còn có một số cái tên đáng chú ý khác như DGC (-58,93 tỷ), VNM (-58,91 tỷ) hay STB (-39,07 tỷ).

Ở chiều hướng ngược lại, HPG vẫn là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất (+69,91 tỷ) và VRE (+51,91 tỷ).

Cổ phiếu FPT Retail (FRT) tăng trần trước thềm công bố kết quả kinh doanh quý IV

Kết phiên giao dịch ngày 25/1, cổ phiếu FRT của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail tăng trần sau hơn 3 tuần điều chỉnh. Cụ thể, FRT đạt mức 106.300 đồng/cp, thanh khoản gấp 4 lần các phiên trước đó với hơn 1,6 triệu đơn vị.

Chỉ trong 1 phiên tăng kịch biên độ, FRT đã áp sát mức đỉnh lịch sử 107.000 đồng/cp thiết lập vào ngày 29/12/2023.

Cổ phiếu này tăng trở lại sau chuỗi giảm 10 phiên dài nhất lịch sử của cổ phiếu bán lẻ họ FPT, áp lực chốt lời đã diễn ra đồng thời khối ngoại có 17 phiên bán ròng liên tiếp (từ ngày 3/1), tổng giá trị bán ở mức 240 tỷ đồng. Quỹ ngoại Dragon Capital sau khi bán thêm 165.000 cổ phiếu phiên 15/1 đã chỉ còn sở hữu 14,9 triệu cổ phiếu FRT (tỷ lệ 10,94% vốn).

Về tình hình kinh doanh, chuỗi nhà thuốc này có lãi từ năm 2021 khi ghi nhận doanh thu 3.977,2 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4,9 tỷ đồng; năm 2022 ghi nhận doanh thu 9.595,9 tỷ đồng, lãi trước thuế 53,3 tỷ đồng; trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt doanh thu 11.088 tỷ đồng. Mặc dù chưa công bố kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2023, nhưng quy mô lớn hơn trong thời gian qua được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho chuỗi nhà thuốc Long Châu tìm nguồn cung ứng trực tiếp nhiều hơn, giúp tăng biên lợi nhuận trong dài hạn.

Hương Trang

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/chung-khoan-25-1-khoi-ngoai-dao-chieu-ban-rong-vn-index-mat-diem-3-phien-lien-tiep.html