Chuông đồng lớn nhất Việt Nam được đặt ở ngôi chùa nào?

Chiếc chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam nặng 36 tấn được treo bên trên một chiếc trống đồng, mỗi lần tiếng chuông được đánh lên vang xa 10km.

Tháp chuông trong quần thể chùa Bái Đính (Ninh Bình) đang lưu giữ chiếc chuông đồng Đại hồng chung và chiếc trống đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tháp chuông được xây dựng theo hình bát giác 3 tầng mái cong, cao hơn 18m, rộng 17m và có 2 lối lên xuống để cho du khách, phật tử tham quan chuông, trống đồng.

Tháp chuông nằm trong quần thể chùa Bái Đính xây dựng theo hình bát giác 3 tầng mái cong, mang hình dáng của bông hoa sen

Tháp chuông nằm trong quần thể chùa Bái Đính xây dựng theo hình bát giác 3 tầng mái cong, mang hình dáng của bông hoa sen

Đại hồng chung là chiếc chuông đồng được đúc thủ công có chiều cao 5,5m, đường kính gần 3,5m, nặng 36 tấn và do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính (trú TP Huế) cùng các cộng sự đúc trong vòng 5 tháng với 3.000 công thợ (nhân công) để hoàn thành.

Chất liệu đồng để đúc chuông là đồng đỏ, được sản xuất ở trong nước. Để đúc quả chuông nặng 36 tấn này phải cần đến hơn 44 tấn đồng được chia ra 12 nồi để nấu và loại bỏ các tạp chất. Tổng kinh phí hoàn thành quả chuông khoảng 4 tỷ đồng.

Chiếc chuông Đại hồng chung cao 5,5m, đường kính gần 3,5m, nặng 36 tấn và là chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam do Sách kỷ lục Việt Nam bình chọn

Chiếc chuông Đại hồng chung cao 5,5m, đường kính gần 3,5m, nặng 36 tấn và là chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam do Sách kỷ lục Việt Nam bình chọn

Trên đỉnh gác chuông có một sợi xích lớn dùng để treo Đại hồng chung. Bên cạnh là chiếc chày kình nặng 500kg bằng gỗ lim dùng để thỉnh chuông. Những ngày thời tiết tốt, âm thanh từ Đại hồng chung vang ra xa tới 10km, người dân sinh sống trong vùng có thể nghe rất rõ.

Thân chuông được chạm khắc kinh văn, hoa sen, rồng uốn lượn và các họa tiết liên quan đến Phật giáo, thể hiện sự tôn nghiêm và giá trị tâm linh sâu sắc.

Quai chuông được thiết kế hình rồng và dùng chiếc xích sắt lớn để treo

Quai chuông được thiết kế hình rồng và dùng chiếc xích sắt lớn để treo

Trong Phật giáo, chuông đồng không chỉ là vật dụng báo hiệu giờ tụng kinh, lễ bái mà còn mang ý nghĩa sâu sắc như thanh tịnh hóa tâm hồn, cầu nguyện bình an, xua đuổi tà khí, tiêu trừ nghiệp chướng...

Trong tháp chuông ngoài Đại hồng chung treo phía trên thì phía dưới mặt đất còn đặt chiếc trống đồng nặng 70 tấn, cao 4,7m được mô phỏng từ chiếc trống đồng Đông Sơn do các nghệ nhân ở Kiến Xương, Thái Bình trước đây đúc. Trung tâm mặt trống là hình mặt trời, xung quanh vạn vật sinh sôi nảy nở và các hoạt động sinh hoạt của con người...

Thân chuông được chạm khắc kinh văn Đại Bi Bát Nhã trong kinh Phật bằng chữ Hán

Thân chuông được chạm khắc kinh văn Đại Bi Bát Nhã trong kinh Phật bằng chữ Hán

Đại hồng chung trở thành chiếc chuông đồng lớn nhất Việt Nam do Sách kỷ lục Việt Nam bình chọn. Nét độc đáo nhất của quả chuông này là trên thân chuông có khắc bài kinh Đại Bi Bát Nhã trong kinh Phật bằng chữ Hán cùng nhiều hoa văn trang trí theo chủ đề Thiền học và Phật học.

Chạm khắc các họa tiết về rồng cổ

Chạm khắc các họa tiết về rồng cổ

Đại diện chùa Bái Đính cho biết, Đại hồng chung chỉ được đánh (thỉnh chuông-PV) vào những ngày lễ như khai hội Bái Đính mùng 6 tháng giêng âm lịch, 15/4 lễ Phật đản, 15/7 lễ vu lan. Đặc biệt, ngày 1/7 vừa qua, 3 tiếng chuông Đại hồng chung được vang lên để đánh dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Chiếc chày kình nặng 500kg bằng gỗ lim dùng để thỉnh chuông

Chiếc chày kình nặng 500kg bằng gỗ lim dùng để thỉnh chuông

Cũng theo đại diện nhà chùa, mỗi khi tiếng chuông được đánh lên cùng sự hỗ trợ, cộng âm với trống đồng phía dưới giúp tiếng chuông được vang xa và có thể vang tới 10km, người dân trong vùng cũng nghe thấy.

“Tiếng chuông vang xa bao nhiêu thì sự từ bi hỷ xả của đức Phật sẽ lan tỏa đến chúng sinh bấy nhiêu... Chuông ở bên trên đại diện cho dương, trống ở bên dưới đại diện cho âm và là sự giao hòa, âm dương khai thái thì vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở”, đại diện nhà chùa cho hay.

Chiếc chuông Đại hồng chung được đánh vào những dịp quan trọng như khai hội chùa Bái Đính, lễ Phật đản, vu lan

Trong Phật giáo, chuông đồng không chỉ là vật dụng báo hiệu giờ tụng kinh, lễ bái mà còn mang ý nghĩa sâu sắc như thanh tịnh hóa tâm hồn...

Phía dưới chiếc chuông còn đặt một chiếc trống đồng nặng 70 tấn, cao 4,7m được mô phỏng từ chiếc trống đồng Đông Sơn

Trung tâm mặt trống là hình mặt trời, xung quanh vạn vật sinh sôi nảy nở và các hoạt động sinh hoạt của con người...

Khi tiếng chuông được đánh lên cùng sự hỗ trợ, cộng âm với trống đồng phía dưới giúp tiếng chuông được vang xa và có thể vang tới 10km, người dân trong vùng có thể nghe thấy

Khi tiếng chuông được đánh lên cùng sự hỗ trợ, cộng âm với trống đồng phía dưới giúp tiếng chuông được vang xa và có thể vang tới 10km, người dân trong vùng có thể nghe thấy

Trần Nghị

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/chuong-dong-lon-nhat-viet-nam-duoc-dat-o-ngoi-chua-nao-2424900.html