Chuyện của những người đưa học sinh Việt Nam đi chinh phục nhà lãnh đạo trẻ

Dù đạt nhiều giải thưởng ấn tượng của cuộc thi nhưng cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương và các cô giáo trong đoàn cho rằng đó không phải là quan trọng nhất...

Diễn đàn Quốc Tế FRSIS hay “Diễn đàn Quốc Tế dành cho các trường chuyên và nội trú FRSIS- Fully Residential School International Symposium” là diễn đàn thường niên do Bộ Giáo dục Malaysia phối hợp tổ chức dành cho học sinh có độ tuổi từ 15 tới 18, tại các trường phổ thông chuyên và các trường chất lượng cao tại Malaysia và các nước trên thế giới.

Mục tiêu chính của Diễn đàn Quốc Tế FRSIS là để tạo tìm kiếm các nhà lãnh đạo trẻ tương lai cho đất nước Malaysia nói riêng và các nước khác trên thế giới.

Diễn đàn FRSIS 2019 năm nay được tổ chức từ 11- 15/06/2019 tại trường Trung học SBP Intergrasi Gombak với sự tham gia của 68 đội các trường của Malaysia và 11 đội học sinh các trường quốc tế với chủ đề Nền công nghiệp thông minh: sự cải cách thế giới …

Đây là lần thứ ba đoàn học sinh Việt Nam tham gia hội nghị FRSIS theo chương trình dự án hợp tác kết nối lớp học do quỹ hợp tác Á - Âu điều hành (ASEF).

Đoàn Việt Nam tham gia Diễn đàn FRSIS 2019 đã gây được ấn tượng mạnh với bạn bè thế giới. (ảnh cô Hương cung cấp)

Đoàn Việt Nam tham gia Diễn đàn FRSIS 2019 đã gây được ấn tượng mạnh với bạn bè thế giới. (ảnh cô Hương cung cấp)

Năm nay có 2 đội của Việt Nam tham dự và đã đạt 2 giải cao nhất của cuộc thi là giải Vàng và Giải Bạch Kim đồng thời vượt qua hơn 300 thí sinh khác, em Lý Hương Anh (học sinh lớp 11 trường Chu Văn An) còn được Ban giám khảo bình chọn đạt giải nữ thuyết trình viên quốc tế xuất sắc nhất.

Sau nhiều lần hẹn gặp, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hương (Trường Đại Học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội), cô giáo hướng dẫn 1 trong 2 đội thi của Việt Nam đạt giải Bạch Kim của diễn đàn để nghe chia sẻ của cô giáo Hương về hành trình chinh phục cuộc thi của đoàn Việt Nam tại xứ người.

Mở đầu câu chuyện, cô giáo Thu Hương chia sẻ, với các chị, thành công lớn nhất của lần tham gia diễn đàn này giải thưởng không phải là vấn đề quan trọng nhất mà quan trọng nhất là qua những trải nghiệm đó, các em học sinh có thể tự tin giao tiếp, khẳng định bản thân và ý thức độc lập trong học tập, lao động.

Ngày cô trò nhận giải. Đoàn Việt Nam đạt giải Bạch Kim và giải Vàng. (Ảnh cô Hương cung cấp)

Ngày cô trò nhận giải. Đoàn Việt Nam đạt giải Bạch Kim và giải Vàng. (Ảnh cô Hương cung cấp)

Trải qua 5 ngày của cuộc thi, các em đã mạnh dạn tự tin chia sẻ mình đồng thời kết bạn giao lưu, chia sẻ văn hóa Việt Nam đối với bạn bè các nước.

Năm nay, theo chủ đề của diễn đàn các em được tham dự các buổi nói chuyện tọa đàm về cuộc cách mạng 4.0, hiểu biết sâu sắc cơ hội việc làm và thách thức đặt ra cho thanh thiếu niên học sinh, lực lượng lao động quyết định trong thời đại công nghiệp 4.0.

Ngoài ra các em còn được đi thăm quan các trường đại học khoa học, công nghệ hàng đầu của Malaysia, được trải nghiệm với thiết bị công nghệ cao như cảm ứng sinh học, thiết bị lắp đặt trí tuệ nhân tạo...

Các em học sinh còn có dịp giới thiệu với bạn bè Quốc Tế những tiết mục văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc.

Cô trò cùng tham gia hoạt động. (Ảnh cô Hương cung cấp)

Cô trò cùng tham gia hoạt động. (Ảnh cô Hương cung cấp)

Để đạt được những giải thưởng hết sức có ý nghĩa như vậy, cả cô và trò đều đã trải qua 2 tháng lao động nghiêm túc và hết sức vất vả.

“Dẫu những em học sinh tham gia cuộc thi là những em đã có chút khả năng về tiếng Anh nhưng vì là học sinh đang tuổi ăn tuổi lớn đồng thời việc chính của các em là học trên lớp nên để các em hoạt động vào khôn khổ là rất khó”, cô Hương chia sẻ.

Những lúc như vậy, các cô phải nịnh bằng những buổi đi ăn nhẹ, những món các em thích… Sau đó các em mới có “động lực” để tiếp tục công việc.

Với kinh nghiệm từ những lần đưa học sinh đi tham gia các diễn đàn trước đó, cô Thu Hương đã có nhiều chia sẻ với các em học sinh giúp các em có động lực để hoàn thành từng khối lượng công việc.

Sau 2 tháng chuẩn bị, cô trò cùng nhau “đem chuông đi đấm xứ người”.

Những "nhà lãnh đạo trẻ" tự nghiên cứu. (Ảnh cô Hương cung cấp)

Những "nhà lãnh đạo trẻ" tự nghiên cứu. (Ảnh cô Hương cung cấp)

Sang nước bạn, được sự đón tiếp chuyên nghiệp và thân thiện của nhà trường và trực tiếp là các bạn học sinh bên đó, sau những dụt dè ban đầu, các em học sinh Việt Nam đã dần dần hòa đồng với các bạn trong các hoạt động.

Trái ngược với những dụt dè, ngại giao tiếp khi còn ở Việt Nam, các em trong đội Việt Nam đã tự tin hơn trong giao tiếp và chủ động nói chuyện, chia sẻ với bạn bè quốc tế.

“Cường độ hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc Tế FRSIS diễn ra liên tục đầu tiên các cô cũng sợ các em bị ngợp và không theo kịp.

Tất cả các hoạt động diễn ra rất khớp thời gian nên các cô cũng lo các em nản muốn bỏ về.

Tuy nhiên, một phần háo hức của tuổi mới lớn và phần kiến thức được trang bị tốt nên các em rất tự tin giao tiếp và cũng tỏ ra rất hào hứng với các hoạt động trong cuộc thi.

Chính vì thế các cô cũng cảm thấy yên tâm”, cô Hương nói về tâm lý các em khi tham gia.

Trong cuộc thi, từ chủ đề được đưa ra, các em sẽ phải tự làm việc, tự nghiên cứu và tự đưa ra ý tưởng để thuyết trình về các đề tài mình đã được giao. Các cô giáo hướng dẫn chỉ đóng vai trò hiệu chỉnh một số vấn đề nho nhỏ, cô Hương cho biết.

Hoạt động trải nghiệm tại cuộc thi.

Hoạt động trải nghiệm tại cuộc thi.

Với thái độ làm việc nghiêm túc, cầu thị và rất cởi mở, trong ngày diễn ra cuộc thi, các em học sinh của 2 đội Việt Nam đã tạo nên những ấn tượng đặc biệt với ban giám khảo và đội thi quốc tế và đội thi của nước chủ nhà.

Chia sẻ về điều ấn tượng nhất trong bài thi của các em, cô Hương cho biết: “Điều ấn tượng nhất với các cô chính là sự thay đổi trong tư duy của các em khi tiếp cận với các vấn đề mới.

Trong bài nghiên cứu của mình em Vũ Hoàng Nam đã đưa ra quan điểm về nhiệm vụ của học sinh , sinh viên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0:

"Học sinh phải chủ động tích lũy tri thức về công nghệ thông tin, chủ động cập nhật kịp thời và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất của thế giới vào cuộc sống thì chúng ta mới có cơ hội cạnh tranh việc làm, mở ra cánh cửa để bước vào sân chơi toàn cầu hóa”, điều này không chỉ gây ấn tượng với giáo viên hướng dẫn mà còn cả với ban giám khảo của cuộc thi".

Lại Cường

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/chuyen-cua-nhung-nguoi-dua-hoc-sinh-viet-nam-di-chinh-phuc-nha-lanh-dao-tre-post201413.gd