Chuyển đổi số: Cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là một chiến lược quan trọng của Việt Nam để tận dụng cơ hội từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Bộ TT&TT.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu khai mạc Diễn đàn. Ảnh: Bộ TT&TT.

Ngày 21/3, Diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn và xanh hơn” do báo Đầu tư tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của các đại biểu đến từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, các nhà hoạch định chính sách, tổ chức quốc tế, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam như Hiệp Hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Hiệp Hội Doanh nghiệp Thụy Điển tại Việt Nam (Business Sweden), cùng các doanh nghiệp công nghệ tiên phong trong nước và quốc tế như Ericsson, ABB, Lazada, VNPT, TNEX… và đông đảo chuyên gia trong ngành.

Ứng dụng các công nghệ số tiên tiến

Chương trình nhấn mạnh việc xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số bằng cách ứng dụng các công nghệ số tiên tiến vào các lĩnh vực quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022 doanh thu ngành ICT Việt Nam đạt khoảng 148 tỷ USD, tỷ trọng kinh tế số đạt 14,26% GDP. Để đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 theo kịch bản phát triển nhanh, Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng kinh tế số bình quân hằng năm khoảng 20%.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Bộ TT&TT.

Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: Bộ TT&TT.

Diễn đàn "Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn, xanh hơn" là sự kiện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào ngày 21/3/2023. Diễn đàn là cơ hội để các bên liên quan thảo luận về những chính sách và giải pháp cho quá trình chuyển đổi số của Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và dịch Covid-19.

Khái niệm "Chuyển đổi kép" là chuyển đổi số để chuyển đổi xanh, một xu hướng mới được Liên minh Châu Âu áp dụng. Chuyển đổi kép nhằm mục tiêu giảm thiểu khí thải nhà kính, sử dụng hiệu quả nguồn lực thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế dựa trên công nghệ số.

"Chuyển đổi số: Nhanh hơn, thông minh hơn, xanh hơn" là cần thiết, là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp cùng thảo luận, đưa ra những đánh giá, phân tích và đề xuất những chính sách, giải pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh tại Việt Nam hiện nay.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương

Tầm quan trọng của 5G

Tại Diễn đàn, các diễn giả trong và ngoài nước đã thảo luận về tầm quan trọng của 5G đối với tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Hiện nay, 5G và hệ sinh thái ứng dụng của nó đang góp phần tích cực đổi mới, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội khác nhau và ngày càng trở thành động lực chính cho quá trình chuyển đổi số.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT chia sẻ về thúc đẩy 5G tác động đến chuyển đổi số. Ảnh: Bộ TT&TT.

Ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TT&TT chia sẻ về thúc đẩy 5G tác động đến chuyển đổi số. Ảnh: Bộ TT&TT.

Thúc đẩy sự phát triển của 5G sẽ đẩy nhanh quá trình tích hợp, ứng dụng và thương mại hóa các công nghệ cao, công nghệ mới như AI, điện toán đám mây, Big Data, Blockchain...

5G sẽ giúp tăng tốc hiện đại hóa năng lực quản trị, cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân như y tế, giáo dục...

Theo ông Denis Brunetti, Chủ tịch Ericsson Việt Nam: Công nghệ 5G sẽ cho phép các ngành công nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số và giảm yêu cầu năng lượng... Ericsson sẽ tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm 5G toàn cầu của mình với các khách hàng tại Việt Nam...

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã tập trung thảo luận về xu hướng chuyển đổi số; Một số thành tựu trong chuyển đổi số trong ba trụ cột của nền kinh tế phát triển bền vững: Sản xuất, Ngân hàng và Thương mại điện tử (E-commerce)...

Nguồn: Bộ TT&TT

Quang Minh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/chuyen-doi-so-co-hoi-thuc-day-tang-truong-kinh-te-xanh-cua-viet-nam-179230321204730257.htm