Chuyện về vị Trạng dân phong

Nhắc đến Hoằng Hóa, chúng ta không thể không nhắc đến vị Danh nhân văn hóa Nguyễn Quỳnh. Ông là người học vấn kinh luân, tài năng ứng biến, do đó, người đương thời tôn ông là Quốc sư, dân phong ông là Trạng Nguyên.

Vĩ Hiên Công Nguyễn Quỳnh (1677-1748), có tên là Thưởng, họ Nguyễn, hiệu Ôn Như, thụy là Điệp Hiên. Ông từng đỗ bậc Cống sĩ nên còn được gọi là Cống Quỳnh. Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo, có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Vĩ Hiên Công Nguyễn Quỳnh (1677-1748), có tên là Thưởng, họ Nguyễn, hiệu Ôn Như, thụy là Điệp Hiên. Ông từng đỗ bậc Cống sĩ nên còn được gọi là Cống Quỳnh. Ông xuất thân trong một gia đình nho giáo, có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, nay là xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Ngay từ nhỏ, Nguyễn Quỳnh đã bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, nổi tiếng khắp vùng. Và là người đức độ khoan nhân, hiếu để, thiên tư lỗi lạc, học vấn uyên thâm. Ông có sở trường thơ phú, ca dao, tài văn chương được xếp vào hạng ưu tú.

Ngay từ nhỏ, Nguyễn Quỳnh đã bộc lộ tư chất thông minh, hiếu học, nổi tiếng khắp vùng. Và là người đức độ khoan nhân, hiếu để, thiên tư lỗi lạc, học vấn uyên thâm. Ông có sở trường thơ phú, ca dao, tài văn chương được xếp vào hạng ưu tú.

Năm 14 tuổi, ông đậu khảo thí ở Huyện. 19 tuổi thi hương đậu giải nguyên (thủ khoa), khoa Bính Tý (1696), niên hiệu Chính Hòa 17, thời Lê Trung Hưng. Mặc dù có tài năng nhưng do “sinh ra không gặp thời” nên con đường làm quan của ông gặp nhiều khó khăn, không được thuận lợi. Ông trải qua nhiều vị trí, sau cùng chuyển sang làm tu soạn Viện Hàn lâm.

Năm 14 tuổi, ông đậu khảo thí ở Huyện. 19 tuổi thi hương đậu giải nguyên (thủ khoa), khoa Bính Tý (1696), niên hiệu Chính Hòa 17, thời Lê Trung Hưng. Mặc dù có tài năng nhưng do “sinh ra không gặp thời” nên con đường làm quan của ông gặp nhiều khó khăn, không được thuận lợi. Ông trải qua nhiều vị trí, sau cùng chuyển sang làm tu soạn Viện Hàn lâm.

Vĩ Hiên Công Nguyễn Quỳnh là một người giỏi văn Nôm, thích hài hước, thường lên tiếng bênh vực cho những người yếu thế, vấn đề “chướng tai gai mắt’ trong xã hội.

Vĩ Hiên Công Nguyễn Quỳnh là một người giỏi văn Nôm, thích hài hước, thường lên tiếng bênh vực cho những người yếu thế, vấn đề “chướng tai gai mắt’ trong xã hội.

Ông là người học vấn kinh luân, tài năng ứng biến. Khi tiếp xúc với xứ thần Trung Quốc, ông ứng đối, hùng biện lưu loát, vì vậy, người Trung Quốc rất kính phục, quý trọng tài năng của ông. Do đó, người đương thời tôn ông là Quốc sư, dân phong ông là Trạng Nguyên

Ông là người học vấn kinh luân, tài năng ứng biến. Khi tiếp xúc với xứ thần Trung Quốc, ông ứng đối, hùng biện lưu loát, vì vậy, người Trung Quốc rất kính phục, quý trọng tài năng của ông. Do đó, người đương thời tôn ông là Quốc sư, dân phong ông là Trạng Nguyên

Tài năng, tính cách của ông có nhiều nét tương đồng với nhân vật Trạng Quỳnh được người đời yêu mến qua các giai thoại dân gian. Do đó, ông được cho là “khởi hình lịch sử” của các giai thoại dân gian về Trạng Quỳnh.

Tài năng, tính cách của ông có nhiều nét tương đồng với nhân vật Trạng Quỳnh được người đời yêu mến qua các giai thoại dân gian. Do đó, ông được cho là “khởi hình lịch sử” của các giai thoại dân gian về Trạng Quỳnh.

Năm 1992 đền thờ Trạng Quỳnh được công nhận là Di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia.

Năm 1992 đền thờ Trạng Quỳnh được công nhận là Di tích văn hóa - lịch sử cấp Quốc gia.

Nhà thờ uy nghiêm, khuôn viên sạch đẹp, thoáng mát... và được chính con cháu trong dòng họ trông nom, thờ cúng.

Nhà thờ uy nghiêm, khuôn viên sạch đẹp, thoáng mát... và được chính con cháu trong dòng họ trông nom, thờ cúng.

Nhà thờ Trạng Quỳnh được chia là ba dãy xếp theo hình chữ U. Mạn trái là dãy nhà để các con cháu ở, sinh hoạt và trông giữ nhà thờ. Gian ở giữa thờ tượng Trạng Quỳnh chia làm hai phía trong - ngoài. Phía trong là tượng thờ, phía ngoài là niên sử và phả hệ của dòng họ cùng những công trạng của những vị đời sau. Mạn phải là nhà thờ tưởng niệm, nơi lưu giữ những bức kỷ yếu những quan chức đã đến.

Nhà thờ Trạng Quỳnh được chia là ba dãy xếp theo hình chữ U. Mạn trái là dãy nhà để các con cháu ở, sinh hoạt và trông giữ nhà thờ. Gian ở giữa thờ tượng Trạng Quỳnh chia làm hai phía trong - ngoài. Phía trong là tượng thờ, phía ngoài là niên sử và phả hệ của dòng họ cùng những công trạng của những vị đời sau. Mạn phải là nhà thờ tưởng niệm, nơi lưu giữ những bức kỷ yếu những quan chức đã đến.

Bài Nguyễn Thị Sơn (75 tuổi), hậu duệ thứ 8 của cụ Nguyễn Quỳnh cho biết: Vào những ngày lễ hội mùng 1-10 âm lịch (ngày sinh) và ngày 28-1 âm lịch (ngày mất) của cụ Nguyễn Quỳnh, dòng họ đều phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đón tiếp hàng vạn lượt khách thập phương về dâng hương tưởng niệm cụ Trạng Quỳnh. Và nhà thờ của cụ được chính con cháu trong dòng họ cụ trông nom thờ cúng.

Bài Nguyễn Thị Sơn (75 tuổi), hậu duệ thứ 8 của cụ Nguyễn Quỳnh cho biết: Vào những ngày lễ hội mùng 1-10 âm lịch (ngày sinh) và ngày 28-1 âm lịch (ngày mất) của cụ Nguyễn Quỳnh, dòng họ đều phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đón tiếp hàng vạn lượt khách thập phương về dâng hương tưởng niệm cụ Trạng Quỳnh. Và nhà thờ của cụ được chính con cháu trong dòng họ cụ trông nom thờ cúng.

Theo bà Sơn, ngoài các dịp lễ, tết, trước mỗi kì thi quan trọng, nhiều người dân địa phương, du khách xa gần đều đến đây dâng hương, dâng lễ để cầu cho thi cử thuận lợi, đỗ đạt, học hành giỏi giang.

Theo bà Sơn, ngoài các dịp lễ, tết, trước mỗi kì thi quan trọng, nhiều người dân địa phương, du khách xa gần đều đến đây dâng hương, dâng lễ để cầu cho thi cử thuận lợi, đỗ đạt, học hành giỏi giang.

Hoài Thu – Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/diem-den-xu-thanh/chuyen-ve-vi-trang-dan-phong/27356.htm